Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các nhà khoa học làm thế nào để nhìn thấy vi khuẩn?

  • A. Quan sát bằng mắt thường.
  • B. Quan sát bằng kính lúp.
  • C. Quan sát bằng kính hiển vi.
  • D. Quan sát bằng ống nhòm.

Câu 2: Kính hiển vi để quan sát vi khuẩn cần có đặc điểm gì?

  • A. Có tiêu cự nhỏ.
  • B. Có tiêu cự lớn.
  • C. Có độ phóng đại nhỏ.
  • D. Có độ phóng đại lớn.

Câu 3: Trên 1 cm2 da của người bình thường có bao nhiêu vi khuẩn?

  • A. 40 000 vi khuẩn.
  • B. 4000 vi khuẩn.
  • C. 400 000 vi khuẩn.
  • D. 400 vi khuẩn.

Câu 4: Nếu không được điều trị, lỗ sâu răng lớn có thể gây ra hậu quả gì?

  • A. Hỏng răng, vỡ răng, mất răng.
  • B. Đau nướu.
  • C. Hôi miệng.
  • D. Nhiệt miệng.

Câu 5: Vì sao lỗ sâu răng gây đau răng?

  • A. Do viêm tủy răng.
  • B. Do răng bị vỡ.
  • C. Do men răng bị yếu.
  • D. Do viêm ngà răng.

Câu 6: Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là gì?

  • A. Do viêm tủy.
  • B. Do di truyền.
  • C. Do vi-rút.
  • D. Do vi khuẩn.

Câu 7: Đâu không phải cách phòng tránh bệnh sâu răng?

  • A. Dùng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng.
  • B. Chải răng đúng cách sau khi ăn.
  • C. Ăn đồ ngọt, nước uống có ga.
  • D. Khám răng và lấy cao răng định kì.

Câu 8: Vi khuẩn tả dễ chết trong điều kiện nào sau đây?

  • A. Sát khuẩn.
  • B. Đất ẩm.
  • C. Nước.
  • D. Phân.

Câu 9: Việc súc miệng sau khi ăn, uống có ích lợi gì trong việc phòng bệnh sâu răng?

  • A. Cân bằng nhiệt độ của răng.
  • B. Tạo cảm giác tỉnh táo.
  • C. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • D. Loại bỏ thức ăn còn sót lại trong miệng.

Câu 10: Vì sao ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng?

  • A. Vì vi khuẩn trong miệng sẽ tạo ra các chất gây hại cho men răng.
  • B. Vì đồ ngọt có mùi thơm.
  • C. Vì đồ ăn ngọt tạo thành các lỗ thủng.
  • D. Vì khiến răng ê buốt.

Câu 11: Biện pháp nào dưới đây không giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn?

  • A. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • B. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
  • C. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • D. Không để riêng từng loại thực phẩm trong hộp kín khi bảo quản trong tủ lạnh.

Câu 12: Để quan sát và chụp lại được hình ảnh của vi khuẩn, người ta phải dùng kính hiển vi có độ phóng đại bao nhiêu?

  • A. Hàng chục lần.
  • B. Hàng trăm lần.
  • C. Hàng nghìn lần.

Câu 13: Vi khuẩn sống ở đâu?

  • A. Bề mặt bẩn.
  • B. Ở khắp mọi nơi.
  • C. Trong cơ thể người.
  • D. Trên bề mặt thức ăn.

Câu 14: Đâu không phải ý nghĩa của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch?

  • A. Giảm lượng vi khuẩn dính trên da tay, các đầu móng tay.
  • B. Hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ tay dính sang đồ ăn.
  • C. Để chân tay luôn trắng sạch và thơm.
  • D. Phòng chống bị lây nhiễm vào cơ thể các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn.

Câu 15: Biện pháp nào dưới đây không giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn?

  • A. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • B. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
  • C. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • D. Không để riêng từng loại thực phẩm trong hộp kín khi bảo quản trong tủ lạnh.

Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây không gây bệnh tả?

  • A. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • B. Không đeo khẩu trang, găng tay khi chăm sóc người bị bệnh tả.
  • C. Dùng tay bị nhiễm vi khuẩn tả tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
  • D. Ruồi mang theo vi khuẩn tả tiếp xúc với thức ăn.

Câu 17: Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?

  • A. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất.
  • B. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ. 
  • C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh.
  • D. Vì vi khuẩn có khối lượng nhỏ nhất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác