Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 cánh diều học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việc nào dưới đây giúp bảo vệ môi trường đất?
- A. Đốt rừng làm nương rẫy
B. Trồng cây xanh và phủ xanh đất trống
- C. Đổ rác thải sinh hoạt xuống đất
- D. Dùng phân hóa học quá mức
Câu 2: Loài động vật nào sau đây đẻ con?
- A. Cá rô
- B. Gà
C. Chó
- D. Ếch
Câu 3: Đặc điểm chung của động vật đẻ trứng là gì?
- A. Có vú để nuôi con
B. Phôi phát triển bên ngoài cơ thể mẹ
- C. Phôi phát triển trong bụng mẹ
- D. Có lông mao
Câu 4: Đất chứa có những thành phần nào?
A. Khoáng, mùn, không khí, nước,…
- B. Chất diệp lục, mùn, khí hydro,…
- C. Động vật không xương sống, khoáng,…
- D. Đá, mùn, không khí, nước,…
Câu 5: Đâu không phải là vai trò của đất đối với cây trồng?
- A. Giữ cho rễ cây bám chặt vào đất.
- B. Giữ cho cây đứng vững.
- C. Cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí,…
D. Hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Câu 6: Chất nào dưới đây hòa tan trong nước?
- A. Dầu.
- B. Nhôm.
- C. Sắt.
D. Đường.
Câu 7: Cho các hỗn hợp dưới đây:
(1) Đường và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
(2) Muối và hạt tiêu sau khi trộn đều.
(3) Dầu ăn và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
(4) Giấm ăn và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
Trong các hỗn hợp trên, những hỗn hợp nào là dung dịch?
- A. (2) và (3).
B. (1) và (4).
- C. (3) và (4).
- D. (1) và (3).
Câu 8: Từ ngữ nào thích hợp nói về sự biến đổi trạng thái của chất trong hình dưới đây?
- A. Bay hơi.
- B. Nóng chảy.
C. Đông đặc.
- D. Ngưng tụ.
Câu 9: Trường hợp nào trong các hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?
- A. .
B. .
- C. .
- D. .
Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?
- A. Cho vôi sống vào nước.
B. Xé giấy thành những mảnh vụn.
- C. Đun đá vôi ở nhiệt độ cao tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc.
- D. Đun nóng đường đến khi đường đổi màu và có mùi khét.
Câu 11: Biện pháp phòng chống cháy, nổ khi sử dụng chất đốt được minh họa trong hình dưới đây là gì?
- A. Khi phát hiện có đám cháy, cần hô to để báo cháy.
B. Không để bình chứa và đường ống dẫn xăng, dầu, ga,… bị rò rỉ.
- C. Không để các chất dễ cháy, nổ như ga, xăng, dầu, giấy, củi,… gần lửa.
- D. Trang bị bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống cảnh báo.
Câu 12: Tại sao cần có kế hoạch khai thác và sử dụng tiết kiệm, đảm bảo nguồn năng lượng chất đốt cho thế hệ tương lai?
- A. Vì các nguồn năng lượng chất đốt là vô tận.
- B. Vì các nguồn năng lượng chất đốt rất đắt.
- C. Vì các nguồn năng lượng chất đốt rất khó khai thác.
D. Vì các nguồn năng lượng chất đốt không phải là vô tận.
Câu 13: Năng lượng nào đã được sử dụng trong hình dưới đây?
- A. Năng lượng điện.
- B. Năng lượng thức ăn.
C. Năng lượng gió.
- D. Năng lượng mặt trời.
Câu 14: Hình ảnh dưới đây là sơ đồ mạch điện thắp sáng:
Nguồn điện trong mạch điện thắp sáng trên là gì?
- A. Máy phát điện.
B. Pin.
- C. Dây dẫn.
- D. Ắc quy.
Câu 15: Hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ trong một hoa được gọi là
A. hoa đơn tính.
- B. hoa lưỡng tính.
- C. hoa chỉ có nhị.
- D. hoa chỉ có nhụy.
Câu 16: Cơ quan sinh sản của cây phượng là gì?
- A. Rễ cây phượng
- B. Lá cây phượng
- C. Thân cây phượng
D. Hoa cây phượng
Câu 17: Các giai đoạn phát triển chính của cây mọc lên từ hạt gồm
- A. nảy mầm, cây con, ra hoa, tạo quả.
- B. nảy mầm, nảy chồi, cây trưởng thành.
- C. cây con, cây trưởng thành.
D. nảy mầm, cây con, cây trưởng thành.
Câu 18: Khi trồng cây mía người ta có thể trồng từ bộ phận nào của cây?
A. Thân.
- B. Hạt.
- C. Rễ.
- D. Lá.
Câu 19: Ở động vật đẻ con, thai được giữ ở bộ phận nào trong cơ thể con cái?
- A. Vùng bụng.
B. Cơ quan sinh dục.
- C. Phía dưới xương sườn.
- D. Trong lồng ngực.
Câu 20: Phát biểu nào đúng về động vật đẻ trứng?
A. Trứng được sinh ra và nở ra ngoài cơ thể mẹ
- B. Trứng phát triển trong cơ thể mẹ cho đến khi nở
- C. Con non được sinh ra đã có thể sống độc lập
- D. Con non thường cần thời gian dài để trưởng thành trong cơ thể mẹ
Câu 21: Đặc điểm nào giúp phân biệt động vật đẻ trứng với động vật đẻ con?
- A. Động vật đẻ trứng không chăm sóc con non
B. Động vật đẻ con, con non được nuôi dưỡng và cho sữa
- C. Động vật đẻ trứng thường sống dưới nước
- D. Động vật đẻ con không cần trứng để sinh sản
Câu 22: Năng lượng nào đã được sử dụng trong hình dưới đây?
A. Năng lượng mặt trời.
- B. Năng lượng điện.
- C. Năng lượng nước chảy.
- D. Năng lượng chất đốt.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Năng lượng mặt trời được dùng để làm khô.
(b) Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch.
(c) Năng lượng gió được dùng để chiếu sáng.
(d) Năng lượng mặt trời được dùng để chạy thuyền buồm.
(e) Năng lượng nước chảy được dùng để sản xuất điện.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
- A. 1.
- B. 3.
C. 2.
- D. 4.
Câu 24: Biện pháp phòng chống cháy, nổ khi sử dụng chất đốt được minh họa trong hình dưới đây là gì?
- A. Khi phát hiện có đám cháy, cần hô to để báo cháy hoặc gọi điện số 114.
B. Không để các chất dễ cháy, nổ như ga, xăng, dầu, giấy, củi,… gần lửa.
- C. Tắt bếp và khóa van bình gas khi không sử dụng.
- D. Trang bị bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống cảnh báo.
Bình luận