Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đất được hình thành từ:
A. Đá mẹ bị phong hóa và mùn hữu cơ
- B. Cát, đá và nước
- C. Thực vật và động vật
- D. Nước và không khí
Câu 2: Sự đông đặc xảy ra khi:
- A. Chất lỏng chuyển sang chất khí
- B. Chất rắn chuyển sang chất lỏng
C. Chất lỏng chuyển sang chất rắn
- D. Chất khí chuyển sang chất lỏng
Câu 3: Quá trình nào sau đây không phải là sự biến đổi hóa học?
- A. Đốt cháy gỗ
- B. Nấu cơm
C. Pha trà đường
- D. Đốt pháo
Câu 4: Đất bị ô nhiễm khi chứa
- A. thành phần làm đất bị khô cằn.
B. các loại chất thải, hóa chất độc hại hoặc bị nhiễm nước mặn,…
- C. nhiều chất dinh dưỡng giúp các loại cỏ dại phát triển.
- D. các loại vi sinh vật có hại cho sự phát triển của cây trồng.
Câu 5: Hình ảnh dưới đây cho biết đất gặp phải tình trạng gì?
- A. Đất nhiễm mặn.
B. Đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng.
- C. Đất màu mỡ, phì nhiêu.
- D. Đất chứa nhiều sỏi, đá.
Câu 6: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?
- A. Xây bờ kè.
- B. Trồng thảm cỏ.
- C. Phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
D. Trồng cây gây rừng.
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất.
Hỗn hợp có từ mấy chất trở lên trộn lẫn với nhau?
- A. 1 chất.
B. 2 chất.
- C. 3 chất.
- D. 4 chất.
Câu 8: Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?
- A. Nước pha mật ong.
B. Nước có dầu ăn.
- C. Nước chanh.
- D. Nước cam.
Câu 9: Chất ở trạng thái nào không có hình dạng xác định, có hình dạng của vật chứa và luôn chiếm đầy vật chứa?
- A. Lỏng.
- B. Rắn.
C. Khí.
- D. Bay hơi.
Câu 10: Hình ảnh dưới đây ứng với sự biến đổi trạng thái nào của chất?
- A. Nóng chảy.
B. Đông đặc.
- C. Bay hơi.
- D. Ngưng tụ.
Câu 11: Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi hóa học?
- A. Đốt cháy mẩu giấy.
- B. Thanh sắt bị nóng chảy.
- C. Than củi bị đốt cháy.
D. Thanh gỗ bị ướt.
Câu 12: Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trong hình dưới đây là gì?
- A. Mặt trời.
- B. Thức ăn.
- C. Gió.
D. Xăng.
Câu 13: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt, nên làm việc nào dưới đây?
- A. Không hô to khi có đám cháy.
- B. Không xử lí khí thải khi thải ra môi trường.
- C. Để các chất dễ cháy nổ gần bếp.
D. Tắt bếp và khóa van bình gas khi không sử dụng.
Câu 14: Năng lượng nào được sử dụng để chiếu sáng, phơi khô, sưởi ấm,…?
A. Năng lượng mặt trời.
- B. Năng lượng nước chảy.
- C. Năng lượng chất đốt.
- D. Năng lượng gió.
Câu 15: Bóng đèn trong mạch điện sáng khi nào?
- A. Khi không có dây dẫn.
- B. Khi tắt công tắc.
- C. Khi mạch hở.
D. Khi có dòng điện chạy qua.
Câu 16: Khi hoa đã được thụ tinh, phần nào của hoa phát triển thành quả?
- A. Đài hoa
- B. Nhị hoa
C. Nhụy hoa
- D. Cánh hoa
Câu 17: Hoa lưỡng tính có thể sinh sản một mình không cần hoa khác không?
A. Có, vì nó có cả nhị và nhụy
- B. Không, vì nó cần hoa đơn tính khác
- C. Có, nhưng chỉ khi có nhụy
- D. Không, vì nó cần nước để sinh sản
Câu 18: Cây nào dưới đây có thể sinh sản bằng cách phát triển từ thân trên mặt đất?
- A. Cây dưa
- B. Cây khoai tây
C. Cây dâu tây
- D. Cây mướp
Câu 19: Bộ phận nào của quả hình thành nên cây cà chua con?
A. Hạt.
- B. Nhị.
- C. Nhụy.
- D. Lá.
Câu 20: Động vật nào dưới đây thường đẻ trứng?
- A. Chó
- B. Mèo
C. Gà
- D. Voi
Câu 21: Những động vật đẻ trứng là
- A. Chim bồ câu, hổ, ếch, cá vàng.
B. Chim bồ câu, cá sấu, ếch, cá vàng.
- C. Hổ, ếch, cá vàng, cá sấu
- D. Châu chấu, ốc, hổ, cá sấu
Câu 22: Cho các quá trình hình thành cá con:
(1) Phôi.
(2) Cá con mới nở.
(3) Hợp tử.
(4) Cá cái đẻ trứng, cá đực bơi theo tưới tinh trùng thụ tinh cho trứng.
Sắp xếp các quá trình trên theo đúng thứ tự là
- A. 4-2-1-3.
- B. 2-1-4-3.
- C. 4-1-2-3.
D. 4-3-1-2.
Câu 23: Bộ phận nào dưới đây là nguồn điện?
A. Máy phát điện.
- B. Công tắc.
- C. Bóng đèn.
- D. Dây dẫn.
Câu 24: Trường hợp nào trong các hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?
- A. .
- B. .
C. .
- D. .
Câu 25: Váng mỡ là thứ không thể không xuất hiện trong nồi canh khi ninh, hầm xương hay canh gà, canh vịt. Vào mùa đông, trời lạnh sẽ khiến các váng mỡ nổi lên trên và có màu trắng. Các váng mỡ sẽ tan dần khi đun nóng và có hiện tượng cháy, chuyển sang màu đen khi đun ở nhiệt độ quá cao.
Phát biểu nào dưới đây đúng?
- A. Váng mỡ xuất hiện là sự biến đổi sinh học.
- B. Váng mỡ chuyển sang màu đen là sự biến đổi quang học.
- C. Váng mỡ tan ra khi đun nóng có sự biến đổi hóa học.
D. Váng mỡ chuyển sang màu trắng là sự biến đổi vật lý.
Bình luận