Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề Chất

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề Chất có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thành phần nào có nhiều nhất trong đất?

  • A. Nước.
  • B. Không khí.
  • C. Chất khoáng.
  • D. Mùn và một số thành phần khác.

Câu 2: Hoạt động nào dưới đây giúp làm thay đổi chất dinh dưỡng, làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?

  • A. Vun xới đất.
  • B. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây.
  • C. Bón phân.
  • D. Tạo rãnh thoát nước.

Câu 3:  Đất được hình thành

  • A. do đá bị phá vỡ sau một quá trình lâu dài dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
  • B. do xác động vật và thực vật phân hủy dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
  • C. do sự phân tách của các ngọn núi lửa và đại dương dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
  • D. do sự hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên như nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…

Câu 4: Ở Việt Nam, xói mòn đất do gió thường xảy ra ở một số dải đất cát ở đâu?

  • A. Ven biển miền Trung.
  • B. Vịnh Bắc Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 5: Hoạt động dưới đây có tác dụng gì đối với phòng chống ô nhiễm đất?

https://tech12h.com/sites/default/files/ck5/2024-05/image_267.png

  • A. Chống xâm nhập mặn.
  • B. Ngăn đất nhiễm phèn.
  • C. Phòng chống biến đổi khí hậu.
  • D. Bảo đảm nguồn nước ngầm.

Câu 6:  Hỗn hợp là sự kết hợp từ hai hay nhiều chất phân biệt nhau về

  • A. tính chất.
  • B. khối lượng.
  • C. hình dạng.
  • D. màu sắc.

Câu 7: Chất lỏng với chất lỏng hòa tan và phân bố đều vào nhau được gọi là gì?

  • A. Dung dịch.
  • B. Hỗn hợp.
  • C. Tạp chất.
  • D. Nồng độ.

Câu 8: Các chất trong hỗn hợp có đặc điểm gì?

  • A. Giữ nguyên hình dạng ban đầu.
  • B. Giữ nguyên tính chất của nó.
  • C. Phân bố đều vào nhau.
  • D. Các chất hòa tan với nhau.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.

  • A. Hỗn hợp được tạo thành khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. 
  • B. Hỗn hợp được tạo thành từ một chất không thay đổi tính chất của nó.
  • C. Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hòa tan hoàn toàn vào nhau thành một hỗn hợp không đồng nhất.
  • D. Dung dịch được tạo thành khi có chất lỏng và chất rắn hòa tan hoàn toàn vào nhau thành một hỗn hợp không đồng nhất.

Câu 10: Chất nào dưới đây có thể hòa tan trong nước?

  • A. Dầu.
  • B. Cát.
  • C. Đất sét.
  • D. Muối. 

Câu 11: Chất ở trạng thái khí có đặc điểm như thế nào?

  • A. Có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.
  • B. Có hình dạng xác định, có thể lan ra theo mọi hướng. 
  • C. Không có hình dạng xác định, chiếm đầy không gian của vật chứa nó. 
  • D. Không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

Câu 12: Sự thay đổi tính chất phụ thuộc vào

  • A. màu sắc, mùi, vị, tính tan,…
  • B. hình dạng, nhiệt độ, khối lượng,…
  • C. thể tích, tính tan, độ cứng,…
  • D. không khí, nhiệt độ,…

Câu 13: Vì sao khi sơ ý để bị cháy, thức ăn sẽ xuất hiện màu đen và có mùi khét?

  • A. Vì các chất trong thức ăn bị biến đổi hóa học.
  • B. Vì trong thức ăn xảy ra quá trình sinh ra màu sắc và mùi vị mới.
  • C. Vì thức ăn chuyển từ dạng rắn thành dạng lỏng.
  • D. Vì khi trộn thức ăn với nhiệt độ cao sẽ bị thay đổi trạng thái.

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học của chất?

  • A. Xi măng và cát khô được trộn với nhau.
  • B. Đinh sắt bị bẻ cong.
  • C. Than củi bị ướt.
  • D. Gạo nấu thành cơm.

Câu 15: Trường hợp nào dưới đây có sự biến đổi hóa học?

  • A. Bổ cây gỗ ra thành củi.
  • B. Cắt tờ giấy màu thành những bông hoa.
  • C. Kem bị chảy thành nước.
  • D. Đun đường thành ca-ra-men.

Câu 16: Biến đổi hóa học xảy ra khi nào?

  • A. Khi các chất giữ nguyên tính chất.
  • B. Khi có sự tạo thành chất mới.
  • C. Khi các chất nóng lên.
  • D. Khi các chất thay đổi hình dạng.

Câu 17: Chất hay dụng cụ nào sau đây có thể tham gia vào sự biến đổi hóa học của chất?

  • A. Bút chì.
  • B. Đường.
  • C. Cát.
  • D. Bóng đèn.

Câu 18: Khi cho bột nở vào giấm ăn sẽ xảy ra hiện tượng gì?

  • A. Xuất hiện bọt khí.
  • B. Nóng lên.
  • C. Bột nở cứng lại.
  • D. Giấm ăn có vị ngọt.

Câu 19: Người ta nhận ra sự biến đổi hóa học nhờ vào

  • A. sự giữ nguyên tính chất của các chất.
  • B. sự hòa tan các chất.
  • C. sự phân bố đều vào nhau.
  • D. sự thay đổi tính chất của chất.

Câu 20: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là gì?

  • A. Sự biến đổi vật lí.
  • B. Sự biến đổi hóa học.
  • C. Sự tạo thành dung dịch.
  • D. Sự tạo thành hỗn hợp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác