Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài 18: Phòng tránh bị xâm hại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài 18: Phòng tránh bị xâm hại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trường hợp nào sau đây có khiến em có cảm giác an toàn?

  • A. Bị người lạ dọa nạt và yêu cầu đưa các món đồ đắt tiền.
  • B. Bị dụ dỗ kết bạn trên mạng và sau đó bị đe dọa.
  • C. Ông bà ra đón và ôm cháu vào lòng mỗi khi về quê thăm ông bà.
  • D. Bị động chạm vào vùng riêng tư.

Câu 2: Trẻ em có cảm giác an toàn khi nào?

  • A. Khi nhận được sự quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và chia sẻ từ người thân, bạn bè,…
  • B. Khi nhận được sự quan tâm, đe dọa, bắt nạt từ người thân, bạn bè,…
  • C. Khi nhận được sự quan tâm, bảo vệ, bạo hành và chia sẻ từ người thân, bạn bè,…
  • D. Khi nhận mọi sự xâm hại như bóc lột sức lao động, bạo hành từ người thân, bạn bè,…

Câu 3: Chọn phát biểu sai.

  • A. Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống,…
  • B. Trẻ em có quyền bị xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…
  • C. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…
  • D. Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động. 

Câu 4: Trường hợp nào sau đây có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục?

  • A. Em bị ngã xe và được người lạ đưa vào bệnh viện.
  • B. Cô giáo xoa đầu động viên khi em chưa đạt kết quả học tập như mong muốn.
  • C. Em được các bạn trong lớp khen học giỏi.
  • D. Có người lạ trên mạng xã hội dụ dỗ nghỉ học để đi chơi.

Câu 5: Trong hoạt động hằng ngày, khi có cảm giác an toàn, chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?

  • A. Lo lắng, bất an,…
  • B. Bất an, sợ hãi,…
  • C. Sợ hãi, hoang mang, lo lắng,…
  • D. Vui vẻ, thoải mái, không lo lắng, sợ hãi,…

Câu 6: Ai có quyền được bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân, phản đối mọi sự xâm hại?

  • A. Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • B. Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • C. Tất cả trẻ em.
  • D. Trẻ em miền núi.

Câu 7: Trẻ em có quyền nào dưới đây để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại?

  • A. Quyền được bảo vệ tính mạng.
  • B. Quyền bị bạo lực.
  • C. Quyền bị bỏ rơi.
  • D. Quyền bị bỏ mặc. 

Câu 8: Trẻ em có quyền nào dưới đây để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại?

  • A. Quyền bị bóc lột sức lao động.
  • B. Quyền không bị xâm hại tình dục.
  • C. Quyền bị bạo lực.
  • D. Quyền xâm phạm bí mật cá nhân. 

Câu 9: Khi trong phòng chỉ có em và một người lạ mặt, em sẽ làm gì?

  • A. Hét to để cầu cứu. 
  • B. Giữ khoảng cách xa. 
  • C. Tìm cách từ chối. 
  • D. Gọi điện thoại đến số 111. 

Câu 10: Em sẽ làm gì khi có người rủ em uống rượu, bia, xem sách báo hay phim không lành mạnh?

  • A. Gọi điện thoại đến số 111. 
  • B. Hét to để cầu cứu.
  • C. Tìm cách từ chối.
  • D. Cho người đó chạm vào các bộ phận trên cơ thể. 

Câu 11: Khi có dấu hiệu của việc bị xâm hại tình dục, chúng ta cần làm gì?

  • A. Giả vờ không biết.
  • B. Cần phòng tránh.
  • C. Mua đồ tự vệ.
  • D. Bỏ đi và không quan tâm.

Câu 12: Em cần làm gì khi có người đã làm tổn thương em, sau đó cấm em không được nói với ai về hành vi của họ?

  • A. Giữ bí mật và không nói với ai.
  • B. Nói với người đáng tin cậy về hành vi của người lạ đó.
  • C. Bỏ đi và sẽ nói với người khác nếu có cơ hội.
  • D. Giữ bí mật và trả thù.

Câu 13: Em cần làm gì khi có người lạ kết bạn trên mạng xã hội, sau đó dụ dỗ, đe dọa cho xem hình ảnh vùng riêng tư và hẹn gặp em ở nơi không an toàn?

  • A. Không kết bạn với người lạ, nếu cố tình gửi những hình đó thì sẽ nói với người tin cậy.
  • B. Giữ bí mật và đến gặp người đó.
  • C. Chia sẻ cho các bạn cùng lớp biết và rủ các bạn đi cùng.
  • D. Bỏ qua và coi như không biết gì.

Câu 14: Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, những hành vi như thế nào là hành vi xâm hại tình dục?

  • A. Những hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây tổn hại khác. 
  • B. Những hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục thông qua vùng riêng tư trên cơ thể trẻ em được gọi là hành vi xâm hại tình dục.
  • C. Những hành vi bảo vệ trẻ em không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.
  • D. Những hành vi bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…; được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,… 

Câu 15: Đâu không phải cách để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục?

  • A. Giữ khoảng cách với người lạ.
  • B. Không nhận quà của người lạ.
  • C. Không cho phép người lạ chạm vào vùng riêng tư.
  • D. Đi một mình trong khu vắng vẻ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác