Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Đất được hình thành

  • A. do đá bị phá vỡ sau một quá trình lâu dài dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
  • B. do xác động vật và thực vật phân hủy dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
  • C. do sự phân tách của các ngọn núi lửa và đại dương dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
  • D. do sự hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên như nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…

Câu 2: Đất phù sa phổ biến ở vùng nào dưới đây?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Tây Bắc Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Thành phần nào có nhiều nhất trong đất?

  • A. Nước.
  • B. Không khí.
  • C. Chất khoáng.
  • D. Mùn và một số thành phần khác.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây giúp làm thay đổi chất dinh dưỡng, làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?

  • A. Vun xới đất.
  • B. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây.
  • C. Bón phân.
  • D. Tạo rãnh thoát nước.

Câu 5: Trong thí nghiệm thả đất vào cốc nước, ta quan sát thấy xuất hiện những bọt khí nổi lên. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?

  • A. Không khí.
  • B. Nước.
  • C. Mùn.
  • D. Khoáng chất.

Câu 6: Trong thí nghiệm đun ống nghiệm chứa đất trên ngọn lửa đèn cồn, ta quan sát thấy những giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?

  • A. Khoáng chất. 
  • B. Mùn.
  • C. Không khí.
  • D. Nước.

Câu 7: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?

  • A. Xây bờ kè.
  • B. Trồng thảm cỏ.
  • C. Phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
  • D. Trồng cây gây rừng.

Câu 8: Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát và quản lí vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam?

  • A. Bộ Y tế.
  • B. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • C. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • D. Bộ Quốc phòng.

Câu 9: Đất bị ô nhiễm chứa các chất thải có tác động như thế nào với con người?

  • A. Gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và sức khỏe con người.
  • B. Đảm bảo sức khỏe con người.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn và phát triển.
  • D. Tăng vai trò của đất đối với hoạt động trồng trọt.

Câu 10: Đất xói mòn có đặc điểm gì?

  • A. Nhiều chất dinh dưỡng và màu mỡ.
  • B. Mất chất dinh dưỡng, khô cằn, kém màu mỡ.
  • C. Có nhiều sinh vật có lợi cho đất.
  • D. Tăng năng suất cây trồng.

Câu 11: Nguyên nhân gây ra xói mòn đất nào do con người gây ra?

  • A. Lũ quét.
  • B. Sạt lở đất.
  • C. Bão.
  • D. Chặt phá rừng.

Câu 12: Nguyên nhân nào không dẫn đến việc lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều?

  • A. Sự gia tăng dân số.
  • B. Công nghiệp phát triển.
  • C. Hệ thống quản lí rác thải không hiệu quả.
  • D. Xây dựng khu vực xử lí chất thải ở khu công nghiệp.

Câu 13: Ở Việt Nam, xói mòn đất do gió thường xảy ra ở một số dải đất cát ở đâu?

  • A. Ven biển miền Trung.
  • B. Vịnh Bắc Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 14: Hoạt động dưới đây có tác dụng gì đối với phòng chống ô nhiễm đất?

https://tech12h.com/sites/default/files/ck5/2024-05/image_267.png

  • A. Chống xâm nhập mặn.
  • B. Ngăn đất nhiễm phèn.
  • C. Phòng chống biến đổi khí hậu.
  • D. Bảo đảm nguồn nước ngầm.

Câu 15: Hoạt động nào dưới đây giúp làm tăng độ màu mỡ cho đất?

  • A. Vun đất vào gốc cây.
  • B. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây.
  • C. Bón phân hữu cơ.
  • D. Cày, bừa đất.

Câu 16: Hiện tượng ô nhiễm đất xảy ra khi nào?

  • A. Khi có sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí. 
  • B. Khi đất bị nhiễm các chất hóa học, chất thải độc hại, nhiễm mặn,.. ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của con người và sinh vật.
  • C. Khi các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm,… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý. 
  • D. Khi đất bị mất lớp đất trên bề mặt, tầng đất bên dưới bị phá hủy,… 

Câu 17: Ô nhiễm đất ảnh hưởng như thế nào đến nguồn nước?

  • A. Các chất thải thấm vào trong đất, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.
  • B. Thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết,…; nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống.
  • C. Làm mất các chất dinh dưỡng, đất dễ bị xói mòn.
  • D. Con người sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ung thư,…

Câu 18: Biện pháp phòng chống xói mòn đất nào dưới đây phù hợp với nguyên nhân gây xói mòn đất trong hình?

https://tech12h.com/sites/default/files/ck5/2024-05/29/image_736b81dbc60.png

  • A. Phủ xanh đất trống, đồi trọc.
  • B. Làm ruộng bậc thang.
  • C. Bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng.
  • D. Xử lí rác thải đúng quy định.

Câu 19: Vì sao thực vật có vai trò quan trọng trong việc phòng chống xói mòn đất?

  • A. Ngăn chặn gió và mưa, từ đó ngăn chặn xói mòn đất.
  • B. Cản bớt ánh sáng mặt trời để giảm nguy cơ xói mòn đất.
  • C. Sử dụng rễ cây để giữ đất, giảm thiểu rửa trôi đất và chất dinh dưỡng.
  • D. Tăng cường độ dốc của địa hình để ngăn chặn xói mòn. 

Câu 20: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây không phải do con người gây ra?

  • A. Sử dụng không hợp lí phân bón hóa học.
  • B. Cháy rừng do một số hoạt động của con người.
  • C. Sử dụng không hợp lí thuốc bảo vệ thực vật. 
  • D. Cháy rừng do sét đánh. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác