Trắc nghiệm Khoa học 5 Cánh diều bài 18: Phòng tránh bị xâm hại (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều bài 18: Phòng tránh bị xâm hại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là hành động không nên làm để phòng tránh xâm hại?
A. Không báo cáo khi cảm thấy không an toàn hoặc bị đe dọa.
- B. Không trò chuyện với người lạ mà không báo cho người lớn.
- C. Không tự mình giải quyết vấn đề mà không thông báo cho người lớn tin cậy.
- D. Không giữ im lặng khi có ai đó yêu cầu em làm việc gì đó mà em cảm thấy không thoải mái.
Câu 2: Điều gì sau đây không đúng khi em cảm thấy bị xâm hại hoặc không an toàn?
- A. Không cần phải giữ bí mật về cảm giác của em và nên nói chuyện với người lớn tin cậy.
- B. Không nên im lặng về tình huống và cần thông báo cho người lớn hoặc thầy cô.
C. Không cần báo cáo ngay lập tức cho người lớn về cảm giác của mình nếu em cảm thấy lo lắng.
- D. Không cần phải tự giải quyết tình huống một mình mà nên tìm sự hỗ trợ từ người lớn.
Câu 3: Khi có cảm giác an toàn, cơ thể có biểu hiện như thế nào?
A. Dễ chịu, thoải mái.
- B. Tim đập nhanh hơn.
- C. Nổi da gà.
- D. Toát mồ hôi.
Câu 4: Đâu là hành vi xâm hại mà em cần chú ý?
A. Ai đó yêu cầu em giữ bí mật về những hành động hoặc lời nói không thoải mái và không tôn trọng.
- B. Một người bạn cùng lớp mời em chơi trò chơi mới và luôn cư xử lịch sự
- C. Một người trong gia đình em thường xuyên chia sẻ sở thích và giúp em học bài.
- D. Một người lạ trong công viên chỉ muốn trò chuyện và chơi cùng em một cách thân thiện.
Câu 5: Khi nào em không nên tiếp xúc với người lạ?
A. Không nên trò chuyện với người lạ nếu me cảm thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ về họ.
- B. Không nên nói chuyện với người lạ khi em có một ngày vui vẻ và cảm thấy an toàn.
- C Không nên tránh xa người lạ khi họ cư xử lịch sự và không làm em thấy không thoải mái.
- D. Không nên tránh giao tiếp với người lạ trong những tình huống bình thường và an toàn.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là cách phòng tránh xâm hại hiệu quả?
- A. Không kể cho bất kỳ ai nếu có ai đó làm em cảm thấy không thoải mái hoặc bị đe dọa.
- B. Không nên giữ bí mật về những hành động hoặc lời nói làm em không an toàn và nên báo cáo cho người lớn.
C. không tìm sự giúp đỡ từ người lớn khi cảm thấy bị xâm hại hoặc có dấu hiệu không an toàn
- D. Không tự giải quyết vấn đề mà không thông báo cho người lớn hoặc thầy cô.
Câu 7: Khi nào em nên nói chuyện với người lớn tin cậy về cảm giác của mình?
- A. Khi em cảm thấy vui vẻ và hào dùng vứi một trò chơi mới.
B. Khi em cảm thấy không thoải mái hoặc sợ hãi vì có ai đó khiến em cảm thấy không an toàn.
- C. Khi em nuốn kể về một ngày cui vẻ ở trường với bạn bè.
- D. Khi em có một món quà mới và muốn khoe với mọi người.
Câu 8: Theo luật phòng tránh xâm hại trẻ em, nếu một hành vi xâm hại xảy ra không được báo cáo ngay lập tức, điều nào sau đây là đúng về việc xử lí tình huống?
A. Nếu không báo cáo ngay lập tức, tình huống có thể không được xử lí và người bị xâm hại có thể không nhận được bảo vệ và hỗ trựo cần thiết.
- B. Việc không báo cáo ngay lập tức không ảng hưởng đến khả năng giải quyết tình huống và có thể được giải quyết sau một thời gian dài.
- C. Tình huống có thể được giải quyết hoàn toàn nếu người bị xâm hại chỉ cần tự mình chịu đựng và không cần báo cáo cho người lớn.
- D. Báo cáo ngay lập tức không cần thiết vì tình huống có thể được giải quyết tự động qua thời gian.
Câu 9: Theo luật phòng chống xâm hại trẻ em, khi nào em nên báo một tình huống câm hại mà em hoặc bạn em gặp phải?
A. Báo cáo ngay lập tức khi em cảm thấy không an toàn hoặc bị làm phiền bởi bất kỳ ai.
- B. Chỉ báo cáo nếu tình huống trở nên nghiêm trọng và em không thể tự giải quyết.
- C. Đợi cho đến khi em cảm thấy tình huống đã bình thường lại trước khi báo cáo cho người lớn.
- D. Chỉ báo cáo khi có nhiều người khác cũng gặp phải tình huống tương tự.
Câu 10: Nếu một người lạ yêu cầu em giúp đỡ một việc mà em thấy không thoải mái, em nên làm gì?
- A. Đồng ý giúp đỡ để không làm người lạ buồn.
B. Tránh giúp đỡ và tìm sự trợ giúp từ người lớn tin cậy hoặc thầy cô.
- C. Giúp đỡ mà không nói với ai vì em không muốn gây rắc rối.
- D. Nói với người lạ rằng em không muốn giúp và không nói gì thêm.
Câu 11: Nếu em cảm thấy không an toàn ở trường hoặc ở nhà, em nên làm gì?
A. Nói với người lớn trong gia đình hoặc thầy cô mà em tin tưởng về cảm giác của mình.
- B. Im lặng và không kể cho ai về cảm giác của em.
- C. Đi ra ngoài một mình mà không nói với ai để cảm thấy thoải mái hơn.
- D. Chỉ nói chuyện với bạn bè về cảm giác của mình mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.
Câu 12: Nếu em cảm thấy không an toàn khi đi học về nhà, em nên làm gì?
- A. Đi thẳng về nhà một mình mà không thông báo cho ai.
B. Tìm sự giúp đỡ từ một người lớn tin cậy, như thầy cô hoặc cha mẹ, và thông báo về cảm giác không an toàn của mình.
- C. Đi theo một con đường khác mà em chưa quen thuộc để tránh người lạ.
- D. Gọi cho bạn bè để trò chuyện và không chú ý đến cảm giác của mình.
Câu 13: Trong trường hợp em cảm thấy bị xâm hại hoặc bị đe dọa bởi một người quan, điều nào sau đây là phòng tránh tốt nhất?
- A. Cố gắng giải quyết tình huống một mình mà không nói cho bất kỳ ai biết.
B. Nói với người lớn trong gia đình hoặc thầy cô về sự việc và yêu cầu họ giúp đỡ em để bảo vệ bản thân.
- C. Hãy chấp nhận những yêu cầu của người đó để tránh xung đột và giữ cho mọi thứ bình thường.
- D. Tránh gặp người đó hoàn toàn, nhưng không báo cáo sự việc cho người lớn vì sợ họ sẽ không tin em.
Bình luận