Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 cánh diều học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Năng lượng mặt trời không được sử dụng để làm gì?
- A. Sấy khô nông sản
- B. Sưởi ấm
- C. Phát điện
D. Chạy ô tô trực tiếp
Câu 2: Loại chất đốt nào sau đây thân thiện với môi trường nhất?
- A. Than đá
- B. Củi khô
C. Khí sinh học (biogas)
- D. Dầu mỏ
Câu 3: Bộ phận nào của hoa có chức năng tạo hạt?
- A. Nhị
B. Nhụy
- C. Cánh hoa
- D. Đài hoa
Câu 4: Mùn có nguồn gốc từ đâu?
A. Xác sinh vật bị phân hủy.
- B. Điều kiện hình thành đất.
- C. Đá và sự phun trào núi lửa.
- D. Có trong các khe hở của đất.
Câu 5: Đâu không là nguyên nhân gây ô nhiễm đất?
- A. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy.
- B. Đất chứa chất thải không được xử lí.
C. Đất sau khi được cày, bừa trước khi gieo trồng.
- D. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây không phải hậu quả của ô nhiễm đất?
- A. Suy thoái đất.
- B. Suy giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
C. Làm thay đổi thành phần của đất.
- D. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Câu 7: Dung dịch là gì?
- A. Dung dịch gồm một chất hòa tan hoàn toàn vào nhau.
- B. Dung dịch có từ hai chất trở lên và chúng hòa tan một phần vào nhau.
- C. Dung dịch có từ hai chất trở lên và chúng không hòa tan vào nhau.
D. Dung dịch có từ hai chất trở lên và chúng hòa tan hoàn toàn vào nhau.
Câu 8: Chọn cốc không chứa dung dịch.
- A. Cốc chứa nước muối.
- B. Cốc chứa nước chanh leo.
C. Cốc chứa muối vừng.
- D. Cốc chứa nước pha mật ong.
Câu 9: Chất ở trạng thái lỏng có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Có hình dạng xác định.
B. Có hình dạng của vật chứa.
- C. Luôn chiếm đầy vật chứa.
- D. Có thể lan ra theo mọi hướng.
Câu 10: Chất nào dưới đây ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, có hình dạng của vật chứa và luôn chiếm đầy vật chứa?
- A. Thanh gỗ.
- B. Mật ong.
C. Ô-xi.
- D. Đá cuội.
Câu 11: Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là do hơi nước đông đặc?
- A. Sương mù.
- B. Băng tan.
C. Mưa tuyết.
- D. Tạo thành mây.
Câu 12: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng hóa học?
- A. Rửa rau bằng nước lạnh.
B. Cơm bị ôi thiu.
- C. Quá trình quang hợp.
- D. Cầu vồng xuất hiện sau mưa.
Câu 13: Quá trình nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?
- A. Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu.
B. Nước hồ bị bốc hơi khi trời nắng.
- C. Đinh sắt bị gỉ.
- D. Xi măng, cát và nước được trộn với nhau.
Câu 14: Chất đốt trong hình dưới đây có vai trò gì?
A. Đun nóng.
- B. Sưởi ấm.
- C. Củi.
- D. Thắp sáng.
Câu 15: Hình ảnh dưới đây minh họa việc nên làm nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt?
- A. Tắt bếp ngay khi không sử dụng.
- B. Không để các chất dễ cháy, nổ như ga, xăng, dầu, giấy, củi,… gần lửa.
C. Khi phát hiện có đám cháy, cần hô to để báo cháy hoặc gọi điện số 114.
- D. Trang bị bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống cảnh báo.
Câu 16: Năng lượng nước chảy không được sử dụng để
- A. sản xuất điện.
- B. đẩy thuyền buồm.
C. thả diều.
- D. làm quay bánh xe đưa nước lên cao.
Câu 17: Tại sao năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế các nguồn năng lượng như than, dầu mỏ,…?
- A. Vì năng lượng tái tạo khi sử dụng đều sinh ra nhiều loại khí và chất độc hại và trải qua hàng triệu năm mới hình thành.
- B. Vì năng lượng tái tạo dễ dàng khai thác và có sẵn ở mọi lúc, mọi thời điểm.
- C. Vì năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được hình thành qua hàng trăm hàng triệu năm.
D. Vì năng lượng tái tạo góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao của con người.
Câu 18: Hình ảnh dưới đây là sơ đồ mạch điện thắp sáng:
“Công tắc” là bộ phận số mấy trong hình?
- A. (3).
- B. (4).
C. (1).
- D. (2).
Câu 19: Bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục đực?
- A. Đài hoa.
B. Nhị hoa.
- C. Cánh hoa.
- D. Nhụy hoa.
Câu 20: Hạt phấn có thể được chuyển từ hoa này sang hoa khác nhờ vào:
- Nước
- Gió
- Côn trùng
- Đất
- Con người
Số phát biểu đúng là
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây mô tả đúng giai đoạn nảy mầm của cây con mọc lên từ hạt đậu?
- A. Hoa được thụ phấn, thụ tinh và tạo thành quả đậu.
- B. Cây ra hoa, tạo quả.
- C. Cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới.
D. Rễ mầm mọc và đâm xuống đất.
Câu 22: Cách nào dưới đây ứng dụng hình thức sinh sản cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ?
- A. Tạo hạt
B. Giâm cành
- C. Thụ phấn
- D. Nảy mầm
Câu 23: Cây con có thể mọc lên từ
A. hạt hoặc từ rễ, thân, lá của cây mẹ.
- B. hạt hoặc hoa của cây mẹ.
- C. hạt hoặc hoa, quả, thân, lá của cây mẹ.
- D. hoa, quả, rễ, thân, lá của cây mẹ.
Câu 24: Khi một cây đã ra hoa, quá trình nào sẽ xảy ra tiếp theo?
- A. Cây sẽ chết ngay lập tức
- B. Cây sẽ phát triển thêm cành
C. Hoa sẽ phát triển thành quả và hạt
- D. Hoa sẽ tự héo ngay lập tức
Câu 25: Cây con cần được chăm sóc như thế nào để phát triển tốt?
- A. Để cây ở nơi tối tăm
B. Tưới nước thường xuyên và cung cấp đủ ánh sáng
- C. Để cây ở nơi lạnh
- D. Không cần chăm sóc
Bình luận