Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 cánh diều học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thành phần nào của đất có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây?
- A. Cát
B. Mùn
- C. Sỏi
- D. Nước
Câu 2: Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
- A. Năng lượng than đá
C. Năng lượng mặt trời
- D. Năng lượng khí tự nhiên
Câu 3: Hoa của cây có hoa gồm những bộ phận chính nào?
A. Cánh hoa, nhụy, đài hoa
- B. Rễ, thân, lá
- C. Quả, hạt
- D. Hoa, quả, hạt
Câu 4: Đâu không là nguyên nhân gây xói mòn đất?
- A. Mưa lớn kéo dài.
B. Làm ruộng bậc thang.
- C. Chặt phá rừng.
- D. Địa hình dốc.
Câu 5: Xử lí chất thải công nghiệp đúng cách trước khi thải ra môi trường là biện pháp phòng chống
- A. xói mòn đất.
B. ô nhiễm đất.
- C. thay đổi thành phần của đất.
- D. ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 6: Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
- A. Nước đường ngâm sấu.
- B. Nước đường ngâm cóc.
- C. Nước mắm ngâm ớt.
D. Nước sau khi thả viên vitamin C khoảng 5 phút.
Câu 7: Tại sao sữa tươi không phải là dung dịch?
- A. Vì trong sữa tươi có thành phần dạng bột.
- B. Vì sữa tươi có nhiều loại có màu.
- C. Vì trong sữa tươi có nhiều thành phần tan trong nước.
D. Vì trong sữa tươi có các chất béo không tan.
Câu 8: Từ ngữ nào thích hợp nói về sự biến đổi của chất trong hình dưới đây?
- A. Ngưng tụ.
- B. Bay hơi.
- C. Nóng chảy.
D. Đông đặc.
Câu 9: Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là gì?
- A. Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự sôi là quá trình ngược lại.
- B. Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, còn sự sôi là quá trình ngược lại.
C. Sự sôi xảy ra tại nhiệt độ xác định, còn sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ.
- D. Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây có sự biến đổi hóa học?
- A. Đinh sắt bị bẻ cong.
- B. Than củi bị ướt.
C. Xi măng, cát và nước được trộn với nhau.
- D. Đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
Câu 11: Cho ít bột nở vào găng tay y tế. Khéo léo lồng găng tay vào miệng cốc (trong cốc có chứa ít giấm ăn). Khi dốc thẳng đứng găng tay, bột nở rơi vào cốc chứa giấm ăn. Ngay lập tức, nhiều bọt khí xuất hiện trong cốc.
Găng tay khi ấy có hiện tượng gì?
- A. Gang tay bị cháy.
B. Gang tay đã tự phồng lên.
- C. Gang tay đổi màu.
- D. Gang tay bị rách.
Câu 12: Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trong hình dưới đây là gì?
A. Điện.
- B. Thức ăn.
- C. Gió.
- D. Xăng.
Câu 13: Trong tự nhiên, dầu mỏ được hình thành chủ yếu từ đâu?
- A. Xác thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy.
B. Xác sinh vật bị vùi lấp trong bùn và cát.
- C. Các sinh vật chết đã biến đổi thành một chất lỏng đen quánh.
- D. Các sinh vật bị phân hủy, thường được tìm thấy cùng với than đá và dầu mỏ.
Câu 14: Hoạt động nào dưới đây sử dụng năng lượng mặt trời?
- A. Thả diều.
- B. Rê thóc.
- C. Điều khiển thuyền.
D. Phơi khô.
Câu 15: Năng lượng nào dưới đây không phải là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng hóa thạch.
- B. Năng lượng mặt trời.
- C. Năng lượng gió.
- D. Năng lượng nước chảy.
Câu 16: Bộ phận nào giúp truyền tải điện từ nguồn đến các thiết bị sử dụng điện?
A. Dây dẫn.
- B. Công tắc.
- C. Pin.
- D. Ắc quy.
Câu 17: Bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục cái?
- A. Đài hoa.
- B. Nhị hoa.
- C. Cánh hoa.
D. Nhụy hoa.
Câu 18: Cây nào dưới đây có thể có hoa đơn tính?
- A. Cây hoa hồng
B. Cây dưa chuột
- C. Cây xương rồng
- D. Cây cúc
Câu 19: Hình ảnh dưới đây minh họa các bộ phận của hạt đậu.
Bộ phận số 3 trong hình là gì?
A. Chất dinh dưỡng dự trữ.
- B. Phôi.
- C. Noãn.
- D. Vỏ hạt.
Câu 20: Cây nào dưới đây có thể sinh sản bằng cách phát triển từ các nhánh?
- A. Cây dưa hấu
- B. Cây khoai tây
C. Cây hoa hồng
- D. Cây cà chua
Câu 21: Động vật đẻ con nào dưới đây đẻ con thường đẻ mỗi lứa nhiều con?
- A. Nai.
- B. Hươu cao cổ.
C. Chó.
- D. Cá heo.
Câu 22: Thụ tinh trong không có ưu điểm nào sau đây?
- A. Hiệu suất thụ tinh cao
- B. Không phụ thuộc vào môi trường
C. Chỉ một số ít trứng được thụ tinh
- D. Sự thụ tinh xảy ra bên trong cơ thể con cái
Câu 23: Vai trò của cá đực trong việc hình thành cá con là gì?
A. Tưới tinh trùng thụ tinh cho trứng.
- B. Ấp trứng.
- C. Mang thai.
- D. Đẻ trứng.
Câu 24: Bộ phận nào của hoa hấp dẫn côn trùng?
- A. Đài hoa
- B. Nhụy
- C. Nhị
D. Cánh hoa
Câu 25: Vì sao khi trồng dưa lưới, người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhụy của hoa cái?
- A. Giúp quả dưa có hình dạng đẹp hơn.
- B. Giúp tăng hiệu suất thụ phấn và giúp cây có nhiều quả hơn.
- C. Giúp tăng nguồn dinh dưỡng cho cây.
D. Giúp tăng hiệu suất thụ phấn và giúp quả dưa phát triển đồng đều hơn.
Bình luận