Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 cánh diều học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cơ quan sinh sản chính của nữ là gì?
- A. Tinh hoàn
B. Buồng trứng
- C. Tử cung
- D. Ống dẫn trứng
Câu 2: Chức năng nào dưới đây không phải của môi trường đối với sinh vật?
- A. Cung cấp thức ăn và nơi ở
- B. Là nơi sinh sản
- C. Cung cấp nước và không khí
D. Là nơi sinh vật bị tiêu hủy
Câu 3: Việc làm nào của con người có tác động tiêu cực đến môi trường?
- A. Trồng rừng
B. Xả rác bừa bãi
- C. Sử dụng năng lượng tái tạo
- D. Tiết kiệm nước
Câu 4: Vòng đời của con bướm bao gồm những giai đoạn nào?
A. Trứng, sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành
- B. Trứng, bướm trưởng thành
- C. Nhộng, sâu bướm, trứng
- D. Sâu bướm, bướm trưởng thành
Câu 5: Khi sâu bướm chuyển thành nhộng, giai đoạn nào sẽ tiếp theo trong vòng đời của bướm?
A. Bướm trưởng thành
- B. Sâu bướm
- C. Trứng
- D. Ấu trùng
Câu 6: Biện pháp nào là hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tả?
- A. Tiêm vaccine phòng bệnh
B. Rửa tay thường xuyên với xà phòng
- C. Uống nước không qua xử lý
- D. Tránh tiếp xúc với người bệnh
Câu 7: Tại sao việc duy trì vệ sinh thực phẩm và nước uống lại quan trọng trong việc phòng chống bệnh tả?
- A. Để tăng cường hệ miễn dịch
B. Để tránh lây nhiễm qua các nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm
- C. Để cải thiện sức khỏe toàn diện
- D. Để giảm nguy cơ mắc bệnh khác
Câu 8: Khi làm sữa chua, việc khuấy đều sữa sau khi thêm men có tác dụng gì?
A. Đảm bảo vi khuẩn có ích được phân phối đều trong sữa
- B. Làm sữa chua có hương vị mạnh hơn
- C. Giúp sữa chua có màu sắc đẹp hơn
- D. Giảm thời gian lên men
Câu 9: Sau khi sữa chua được ủ, em nên làm gì để kiểm tra chất lượng?
A. Kiểm tra độ đặc và mùi của sữa chua
- B. Xem màu sắc của sữa chua
- C. Nếm thử để kiểm tra độ ngọt
- D. Đánh giá nhiệt độ của sữa chua
Câu 10: Đâu là thể hiện sự tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới?
- A. Là chỉ trích, chế giễu các bạn khi không cùng giới tính.
- B. Là sự hòa nhập, vui vẻ khi vào môi trường mới.
- C. Là sự thông cảm, sẻ chia và thấu hiểu, tôn trong sự khác biệt văn hóa.
D. Là sự lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu, tôn trọng sự khác biệt giới tính.
Câu 11: Khi có một bạn cùng giới và một bạn khác giới cùng bị phạm lỗi trong giờ học nhưng chỉ có bạn khác giới bị nhắc nhở, bạn nên phản ứng như thế nào để thể hiện sự tôn trọng và công bằng ?
A. Lên tiếng góp ý nhẹ nhàng rằng cả hai bạn đều cần được nhắc nhở công bằng, không phân biệt giới tính.
- B. Giả vờ không biết gì vì không muốn gây phiền phức.
- C. Chỉ nhắc nhở bạn cùng giới vì bạn ấy là bạn thân mình.
- D. Hùa theo giáo viên và chỉ nhắc nhở bạn khác giới để tránh la mắng.
Câu 12: Quá trình nào bắt đầu khi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau?
- A. Em bé bắt đầu khóc.
B. Quá trình thụ tinh diễn ra.
- C. Trứng biến mất.
- D. Tinh trùng biến thành trứng.
Câu 13: Ý nào dưới đây nói không đúng về quá trình hình thành cơ thể người?
A. Hợp tử di chuyển xuống tử cung để phát triển thành trứng.
- B. Phối phát triển thành thai nhi. Thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ mẹ để phát triển đầy đủ các bộ phận của cơ thể.
- C. Em bé được dinh ra có các đặc điểm giống với bố, mẹ.
- D. Tinh trùng từ cơ quan sinh dục nam được đưa vào cơ quan sinh dục nữ và di chuyển đến ống dẫn trứng.
Câu 14: Trong quá trình phát triển, khi nào tim của em bé bắt đầu đập?
- A. Ngay sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau.
- B. Khoảng sau 2 tuần sau khi thụ tinh.
C. Khoảng sau 3 tuần sau khi thụ tinh.
- D. Khi em bé bắt đầu cử động trong bụng mẹ.
Câu 15: Đặc điểm nổi bật của tuổi trưởng thành là
- A. Bắt đầu suy nghĩ và hành động độc lập.
- B. Có sự phát triển về cảm xúc.
- C. Hoạt động chủ yếu là học tập.
D. Có thể xây dựng gia đình riêng, sinh con.
Câu 16: Em cần làm gì từ bây giờ để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội?
- A. Lười biếng, dựa dẫm vào người khác để được giúp đỡ.
B. Học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống.
- C. Trốn tránh trách nhiệm, chỉ làm những việc mình thích.
- D. Chỉ quan tâm đến bản thân, không cần giúp đỡ ai.
Câu 17: Trong giai đoạn thiếu niên, sự phát triển của con người thường đi kèm với những thay đổi nào?
A. Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ năng xã hội và khả năng tư duy trừu tượng.
- B. Sự thay đổi về hình dáng cơ thể không đáng kể và trí tuệ không thay đổi
- C. Sự giảm sút đáng kể trong khả năng học hỏi và khám phá thế giới.
- D. Sự phát triển chủ yếu về chiều cao và cân nặng mà không có thay đổi về tâm lý.
Câu 18: Ở tuổi dậy thì em không làm điều gì sau đây để giữ sức khỏe tốt?
- A. Không nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
B. Không nên bỏ bữa sáng, vì bữa sáng quan trọng để cung cấp năng lượng.
- C. Không nên uống đủ nước mỗi ngày.
- D. Không nên tắm rửa và giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên.
Câu 19: Trong việc chăm sóc sức khỏe ở tuổi dậy thì, điều nào sau đây có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát triển?
- A. Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển cơ thể.
- B. Ngủ đủ 8-10 giờ mỗi đêm để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
C. Lạm dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo để có năng lượng nhanh chóng.
- D. Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe và thể lực.
Câu 20: Đâu là hành vi xâm hại mà em cần chú ý?
A. Ai đó yêu cầu em giữ bí mật về những hành động hoặc lời nói không thoải mái và không tôn trọng.
- B. Một người bạn cùng lớp mời em chơi trò chơi mới và luôn cư xử lịch sự.
- C. Một người trong gia đình em thường xuyên chia sẻ sở thích và giúp em học bài.
- D. Một người lạ trong công viên chỉ muốn trò chuyện và chơi cùng em một cách thân thiện.
Câu 21: Trong trường hợp em cảm thấy bị xâm hại hoặc bị đe dọa bởi một người quan, điều nào sau đây là phòng tránh tốt nhất?
- A. Cố gắng giải quyết tình huống một mình mà không nói cho bất kỳ ai biết.
B. Nói với người lớn trong gia đình hoặc thầy cô về sự việc và yêu cầu họ giúp đỡ em để bảo vệ bản thân.
- C. Hãy chấp nhận những yêu cầu của người đó để tránh xung đột và giữ cho mọi thứ bình thường.
- D. Tránh gặp người đó hoàn toàn, nhưng không báo cáo sự việc cho người lớn vì sợ họ sẽ không tin em.
Câu 22: Môi trường có thể ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?
- A. Môi tường chỉ ảnh hưởng đến số lượng sinh vật.
- B. Môi trường cchỉ ảnh hưởng đến màu sắc sinh vật.
- C. Môi trường chỉ ảnh hưởng đến cách sinh vật di chuyển.
D. Môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của sinh vật.
Câu 23: Chức năng nào sau đây không đúng về vai trò của môi trường đối với con người?
- A. Môi trường chỉ giúp con người tìm thấy những nơi đẹp để du lịch.
B. Môi trường giúp điều hòa khí hậu và cung cấp oxi để thở.
- C. Môi trường chỉ có tác dụng trang trí cho Trái Đất đẹp hơn.
- D. Môi trường giúp lọc sạch không khí và cung cấp nước.
Câu 24: Tác động nào sau đây của hoạt động công nghiệp có thể gây hại nghiêm trọng đến môi trường?
A. Thải khí độc và bụi vào không khí từ các nhà máy sản xuất.
- B. Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuẩ điện.
- C. Cải thiện hiệu quả năng lượng của thiết bị công nghiệp.
- D. Áp dụng công nghệ sạch để giảm thiểu ô nhiễm.
Câu 25: Hành động nào sau đây có thể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính một cách nghiêm trọng ?
- A. Sử dụng năng lượng mặt trời và gió để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
B. Tăng cường sản xuất và sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá.
- C. Áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững để giảm phát thải khí nhà kính.
- D. Đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năng lưogj trong các ngành công nghiệp.
Bình luận