Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thuỷ tinh hữu cơ plexiglas là 36720 và 47300 (amu). Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polymer trên là 

  • A. 540 và 550.       
  • B. 540 và 473.       
  • C. 680 và 473.       
  • D. 680 và 550.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng? 

  • A. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
  • B. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. 
  • C. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • D. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. 

Câu 3: Trong quá trình sản xuất keo dán tổng hợp, phản ứng nào thường được sử dụng để tạo ra polymer?

  • A. Phản ứng oxi hóa
  • B. Phản ứng trùng hợp
  • C. Phản ứng phân hủy
  • D. Phản ứng trao đổi

Câu 4: ĐIều kiện để đo được thế điện cực chuẩn là gì?

  • A. Nồng độ Mn+ trong dung dịch bằng 0,1M, ở 25oC.
  • B. Nồng độ Mn+ trong dung dịch bằng 0,1M, ở 0oC.
  • C. Nồng độ Mn+ trong dung dịch bằng 1M, ở 25oC.
  • D. Nồng độ Mn+ trong dung dịch bằng 1M, ở 0oC.

Câu 5: Trong pin Galvani, cực âm xảy ra quá trình

  • A. oxi hoá.
  • B. khử.
  • C. trao đổi.
  • D. oxi hoá - khử.

Câu 6: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của kim loại?

  • A. Tính dẫn điện tốt
  • B. Tính dẻo
  • C. Tính không dẫn nhiệt
  • D. Tính dẫn nhiệt tốt

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng của các liên kết kim loại?

  • A. Liên kết ion
  • B. Liên kết cộng hóa trị
  • C. Liên kết kim loại
  • D. Liên kết hydrogen

Câu 8: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

  • A. Cu, Pb, Ag.       
  • B. Cu, Fe, Al.        
  • C. Fe, Mg, Al.        
  • D. Fe, Al, Cr.

Câu 9: Cho các chất sau đây : NaOH, Na2CO3, NaCl, NaNO3 và Na2SO4. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ băng 1 phản ứng ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,479 lít hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2 (đo ở đkc). Dẫn X qua hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là

  • A. 5,12 gam.     
  • B. 1,44 gam.   
  • C. 6,4 gam.   
  • D. 2,7 gam.

Câu 11: Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 → Cu + H2O;

(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4;

(3) Fe + CuSO4→  FeSO4 + Cu;

(4) 2Al + Cr2O3→ Al2O3 + 2Cr. 

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
  • B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
  • C. Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện.
  • D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Câu 13: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3

Câu 2: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

  • A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.        
  • B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
  • C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.         
  • D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?

  • A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.    
  • B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
  • C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.       
  • D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

Câu 15: Sodium chloride được dùng để làm gia vị thức ăn, điều chế sodium, xút, nước Gia-ven. Công thức của Sodium chloride là

  • A. Na2CO3
  • B. NaCl.      
  • C. NaHCO3
  • D. KCl.

Câu 16: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:

  • A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.   
  • B. Na2O và H2O.
  • C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl        
  • D. dung dịch NaOH và Al2O3

Câu 17: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g); ΔH > 0 .

Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là

  • A. giảm nhiệt độ.
  • B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.
  • C. tăng áp suất.
  • D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.

Câu 18: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

  • A. HCl, NaOH, Na2CO3.          
  • B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
  • C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.       
  • D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

Câu 19: Cho biết số hiệu nguyên tử của Ni là 28. Vị trí của Ni trong bảng tuần hoàn là?

  • A. Ô 28, chu kì 4, nhóm IIA.
  • B. Ô 28, chu kì 4, nhóm IIB.
  • C. Ô 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.
  • D. Ô 28, chu kì 4 nhóm VIIIA.

Câu 20: Khi thêm amonia vào dung dịch Ag+, phức chất nào sẽ hình thành?

  • A. [AgCl₂]⁻
  • B. [Ag(NH₃)₂]⁺
  • C. [Ag(NH₃)₄]²⁺
  • D. [AgCl]₂

Câu 21: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế phối tử trong phức chất.

  • A. [Cu(NH3)4]2+ + 2Cl- → [CuCl2]2- + 2NH3
  • B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
  • C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO+ H2O
  • D. NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Câu 22: Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi

  • A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc
  • B. điện phân sulfuric acid với cực dương là đồng
  • C. điện phân dung dịch muối copper (II) sulfate với cực dương là graphite (than chì)
  • D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác