Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

  • A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.   
  • B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
  • C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.     
  • D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của keo dán tổng hợp?

  • A. Khả năng chống nước
  • B. Khả năng chống nhiệt
  • C. Độ bám dính kém
  • D. Khả năng chống hóa chất

Câu 3: Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử 

Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử Mg2+/Mg ; Zn2+/Zn ; Cu2+/Cu ; Ag+/Ag ; Hg2+/Hg lần lượt là –2,37 V; –0,76 V ; 0,34 V; 0,8 V và 0,85 V.   

E0(pin) = 3,22 V là suất điện động chuẩn của pin nào trong số các pin sau?

  • A. Zn - Ag.
  • B. Mg - Zn.
  • C. Zn - Hg.
  • D. Mg - Hg.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiệu điện thế điện hóa?

  • A. Ngâm một thanh đồng và một thanh magnesium vào dung dịch sulfuric acid.
  • B. Ngâm 2 thanh nhôm vào dung dịch sulfuric acid.
  • C. Ngâm một thanh nhựa và một thanh thủy tinh vào dung dịch sulfuric acid.
  • D. Ngâm một thanh đồng và một thanh kẽm vào nước nguyên chất.

Câu 5: Biết E0Ag+/Ag = + 0,8V, E0Fe3+/Fe2+ =0,77V. Vậy nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Ion Fe3+ oxi hoá được Ag.
  • B. Ion Fe2+ bị oxi hoá bởi Ag +.
  • C. Ion Agbị khử bởi ion Fe3+ .
  • D. Ion Fe2+ oxi hoá được Ag.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?

  • A. Dùng muối AgNO3.
  • B. Đặt huy chương ở giữa anode và cathode.
  • C. Dùng anode bằng bạc.
  • D. Dùng huy chương làm cathode.

Câu 7: Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở cathode xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anode là

  • A. khí Cl2 và H2.   
  • B. khí Cl2 và O2.    
  • C. chỉ có khí Cl2.   
  • D. khí H2 và O2.

Câu 8: Trong các dung dịch điện phân điện phân, các ion mang điện tích âm là

  • A. gốc acid và ion kim loại.
  • B. gốc acid và ion hydroxide.
  • C. ion kim loại và base.
  • D. chỉ có ion hydroxide.

Câu 9: Phức chất nào thường được sử dụng trong phân tích màu học do có khả năng tạo ra màu sắc đặc trưng?

  • A. [CuCl₄]²⁻
  • B. [Fe(CN)₆]³⁻
  • C. [Ni(NH₃)₄]²⁺
  • D. [CoCl₄]²⁻

Câu 10: Thổi từ từ khí NH3 vào dung dịch CuCl2, khi lượng kết tủa Cu(OH)2 đạt giá trị cực đại, thể tích khí NH3 cần dùng để phản ứng hoàn toàn với CuCl2 trong dung dịch là bao nhiêu (đkc)?

  • A. 12,395 lít
  • B. 24,790 lít
  • C. 37,185 lít
  • D. 49,580 lít

Câu 11: Liên kết được hình thành giữa phủ tử và nguyên tử trung tâm trong phức chất là 

  • A. Liên kết cộng hóa trị.
  • B. Liên kết cho - nhận. 
  • C. Liên kết kim loại.
  • D. Liên kết ion.

Câu 12: Cho Cu (Z = 29), số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đồng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 8.
  • D. 10.

Câu 13: Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

  • A. (1) bằng (2)      .
  • B. (1) gấp đôi  (2) 
  • C. (2) gấp rưỡi  (1)         
  • D. (2) gấp ba   (1)

Câu 14: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?

  • A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
  • B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
  • C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
  • D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có dần màu xanh

Câu 15: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy

  • A. có kết tủa trắng và bọt khí    
  • B. không có hiện tượng gì
  • C. có kết tủa trắng          
  • D. có bọt khí thoát ra

Câu 16: Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là

  • A. CaCl2.    
  • B. CaCO3.  
  • C. Na2CO3
  • D. CaO.

Câu 17: Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

  • A. Na, K, Ca, Ba.  
  • B. Na, K, Ca, Be.  
  • C. Li, Na, K, Mg. 
  • D. Li, Na, K, Rb.

Câu 18: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

  • A. 400.       
  • B. 200.       
  • C. 100.       
  • D. 300.

Câu 19: Nung một mẫu gang có khối lượng 10 gam trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,4958 lít CO2 (đkc). Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu gang là

  • A. 4,8%.
  • B. 2,2%.
  • C. 2,4%.
  • D. 3,6%.

Câu 20: Quấn một sợi dây kẽm quanh một thanh thép (là hợp kim của sắt và cacbon) và để ngoài không khí. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. sợi dây kẽm bị ăn mòn.
  • B. kim loại sắt trong thanh thép bị ăn mòn,
  • C. sợi dây kẽm và sắt trong thanh thép bị ăn mòn.
  • D. hiện tượng ăn mòn không xảy ra.

Câu 21: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

  • A. Na.         
  • B. Ag.         
  • C. Ca.         
  • D. Fe.

Câu 22: Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đen hết màu xanh, nhận thấy khối lượng kim loại sau phàn ứng là 1,76 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 trước phản ứng là

  • A. 0,01 M   
  • B.0,02M 
  • D. 0,04M

Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?

  • A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl. 
  • B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
  • C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.   
  • D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.

Câu 24: Cho dãy các kim loại: Ag, Zn, Fe, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 25: Tại sao kim loại có tính dẻo và dễ uốn?

  • A. Do liên kết cộng hóa trị
  • B. Do sự chuyển động của các electron tự do
  • C. Do khả năng trượt của các lớp ion qua nhau
  • D. Do sự phân lớp của các phân tử

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác