Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong hợp chất, nguyên tố Fluorine thể hiện số oxi hóa là

  • A. 0                       
  • B. +1                     
  • C. -1                      
  • D. +3

Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là

  • A. ns2 np4.             
  • B. ns2 np5               
  • C. ns2 np6               
  • D. (n – 1)d10 ns2 np5.

Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion Halogenua (X-) là

  • A. ns2 np4.             
  • B. ns2 np5               
  • C. ns2 np6               
  • D. (n – 1)d10 ns2 np5.

Câu 4: Trong nước chlorine có chứa các chất

  • A. HCl, HClO                  
  • B. HCl, HClO, Cl2, H2O
  • C. HCl, Cl2            
  • D. Cl2

Câu 5: Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là

  •  A. F2.      
  • B. Cl2.      
  • C. Br2.       
  • D. I2.

Câu 6: Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?

  • A. F2.           
  • B. Cl2.           
  • C. Br2.          
  • D. I2.

Câu 7: Những phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Phản ứng đơn giản là phản ứng xảy ra theo một bước.
  • B. Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
  • C. Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.
  • D. Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.

Câu 8: Chất có đặc điểm nào dưới đây là chất xúc tác?

  • A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
  • B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
  • C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
  • D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.

Câu 9: Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.
  • B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Khi không có HCl, phản ứng thuỷ phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm.
  • D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng.

Câu 10: Cho phản ứng hoá học sau: C (s) + O2 (g) → CO2 (g)

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Hàm lượng carbon.
  • C. Áp suất O2.    
  • D. Diện tích bề mặt carbon. 

Câu 11:  Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là 

  • A. Biến thiên nhiệt lượng của phản ứng.
  • B. Biến thiên enthalpy của phản ứng.
  • C. enthalpy của phản ứng.
  • D. Biến thiên năng lượng của phản ứng.

Câu 12: Tiến hành quá trình ozone hoá 100g oxi theo phản ứng sau:

3O2(g) (oxygen) →   2O3(g) (ozone)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành TRẮC NGHIỆM của ozone (kJ/mol) có giá trị là

  • A. 142,4.
  • B. 284,8.
  • C. -142,2.
  • D. -284,8.

Câu 13: Dãy các chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ?

  • A. NO, N2O, NH3, NO3-  
  • B. NO, N2O, NO3-, NH4+, N2, NO2 
  • C. NH3, N2, NO2, NO, NO3-       
  • D. NH3, NO, N2O, NO2, N2O5

Câu 14: Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Những chất nào có cùng số oxi hóa của lưu huỳnh?

  • A. H2S, H2SO3, H2SO4,   
  • B. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3
  • C. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO2 
  • D. H2S, NaHS, K2S

Câu 15: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2.

Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.   
  • B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
  • C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.  
  • D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Câu 16: Cho các chất sau: Cl2, HCI, NaCl, KCIO3, HClO4. Số oxi hoá của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là

  • A. 0; +1; +1; +5; +7.
  • B. 0; -1; -1; +5; +7.
  • C. 0; -1; -1; -5; -7.
  • D. 0; 1; 1; 5; 7.

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây đúng

  • A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron bị lệch về nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
  • B. Liên kết cộng hóa trị phân cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
  • C. Liên kết cộng hóa trị phân cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
  • D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Câu 18: Hợp chất nào dưới đây có liên kết ion trong phân tử?

  • A. NH3.
  • B. H2O.
  • C. HCl.
  • D. NH4Cl.

Câu 19: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

  • A. O3, F2O, HCI.
  • B. H2O, CO2, NH3.
  • C. H2O, HF, H2S.
  • D. HF, Cl2, H2O. 

Câu 20: Cho các khí hiếm sau: He, Ne, Ar, Kr, Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là

  • A. Ar và Ne.
  • B. He và Xe.
  • C. Xe và He.
  • D. He và K.

Câu 21: Trong số các chất sau: C2H6; H2O; NH3; PF3; C2H5OH; có bao nhiêu chất tạo được liên kết hydrogen?

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 5.
  • D. 3.

Câu 22: Giữa H2O và HF có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 23: Nhiệt độ sôi của từng chất methane, ethane, propane và butane là một trong bốn nhiệt độ sau: 0°C; - 164°C; - 42°C và - 88 °C. Nhiệt độ sôi - 88 °C là của chất nào sau đây

  • A. Methane.
  • B. Propane.
  • C. Butane.
  • D. Ethane.

Câu 24: Cho các chất C2H6; CH3OH: CH3COOH. Số chất tạo được liên kết hydrogen 

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 0.

Câu 25: Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do

  • A. Tương tác hút tĩnh điện.
  • B. Sự nhường – nhận electron.
  • C. Sự góp chung electron.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác