Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hợp chất nào sau đây có liên kết hydrogen giữa các phân tử

  • A. NH3.
  • B. CH4.
  • C. H3C – CH3.
  • D. PH3.

Câu 2: Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là

  • A. N, P, Si.
  • B. N, O, F.
  • C. O, F, I.
  • D. F, O, Bo.

Câu 3: Cho sự phân bố điện tích trong phân tử H2O dưới đây. Liên kết giữa hai phân tử H2O có thể được hình thành qua cặp nguyên tử

TRẮC NGHIỆM

  • A. O với O.
  • B. O với H.
  • C. H với H.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Nguyên tử H trong phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với

  • A. Nguyên tử O trong phân tử H2O.
  • B. Nguyên tử F trong phân tử HF.
  • C. Nguyên tử N trong phân tử NH3.
  • D. Nguyên tử C trong phân tử CH4.

Câu 5: Những phát biểu đúng là

  1. Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
  2. Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
  3. Tương tác van der waals yếu hơn liên kết hydrogen.
  4. Tương tác van der waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
  • A. (2) và (4).
  • B. (2) và (3).
  • C. (1) và (3).
  • D. (1) và (4).

Câu 6: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

  • A. Ion.
  • B. Cộng hóa trị có cực.
  • C. Cộng hóa trị không cực.
  • D. Cho - nhận.

Câu 7: Liên kết hoá học giữa các phân tử H2O là liên kết

  • A. Hydrogen.
  • B. Mạng tinh thể. 
  • C. Cộng hóa trị có cực.
  • D. Cộng hóa trị không cực.

Câu 8: Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

  • A. Nhận thêm electron.
  • B. Nhường bớt electron.
  • C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
  • D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.

Câu 9: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất khử

  • A. Carbon.
  • B. Potassium.
  • C. Hydrogen.
  • D. Hydrogen sulfide.

Câu 10: Dấu hiệu nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào của nguyên tử?

  • A. Số khối.
  • B. Số oxi hóa.
  • C. Số hiệu.
  • D. Số mol.

Câu 11:   Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hóa học

TRẮC NGHIỆM

Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào?

  • A. NaCl. 
  • B. Br2.
  • C. Cl2.
  • D. NaBr.

Câu 12: Hóa trị với số oxi hóa của N trong phân tử HNO3 lần lượt là

  • A. 3 và -3    
  • B. 5 và -5     
  • C. 4 và +5    
  • D. 3 và +3

Câu 13: Hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử NH4Cl lần lượt là

  • A. 4 và -3    
  • B. 3 và +5    
  • C. 5 và +5    
  • D. 3 và -3

Câu 14: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

  • A. Phản ứng nung vôi.
  • B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong không khí. 
  • C. Phản ứng giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng.
  • D. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Các phản ứng cháy thường là phản ứng tỏa nhiệt.
  • B. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.
  • C. Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
  • D. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.

Câu 16:   Đâu là khái niệm đúng của phản ứng thu nhiệt?

  • A. Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. 
  • B. Phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
  • C. Phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt.
  • D. Phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Câu 17: Phát biểu sau đây đúng?

  • A. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
  • B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K.
  • C. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
  • D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0°C.

Câu 18: Cho các quá trình sau:

(a) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC)

(b) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC).

(c) CaCO3 (Đá vôi) →Nung CaO + CO2.

(d) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.

Các quá trình tỏa nhiệt là

  • A. (b), (d)
  • B. (a), (b)
  • C. (c), (d)
  • D. (a), (d)

Câu 19: Chọn câu trả lời đúng.

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền

  • A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
  • B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
  • C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
  • D. bằng 0.

Câu 20:   Cho phản ứng hoá học sau

Zn (s) + H2SO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + H2 (g)

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  • A. Diện tích bề mặt zinc.
  • B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
  • C. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.
  • D. Thể tích dung dịch sulfuric acid.

Câu 21:  Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?

  • A. Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hoá của phản ứng.
  • B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng.
  • C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng.
  • D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền.

Câu 22: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ

  • A. không đổi cho đến khi kết thúc.
  • B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
  • C. chậm dần cho đến khi kết thúc.
  • D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Câu 23: Tìm phát biểu đúng:

  • A. Phản ứng đơn giản là phản ứng có các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học bằng nhau và bằng 1.
  • B. Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
  • C. Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
  • D. Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.

Câu 24: Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

  • A. VIIIA.            
  • B. VIA            
  • C. VIIA.            
  • D. IIA. 

Câu 25: Trong nhóm halogen, đơn chất nào có tính oxi hoá mạnh nhất?

  • A. F2.         
  • B. Cl2.          
  • C. Br2.          
  • D. I2.

Câu 26: Sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là

  • A. I, Cl, Br, F                  
  • B. Cl, I, F, Br.                  
  • C. I, Br, Cl, F                   
  • D. I, Cl, F, Br

Câu 27: Các dãy chất nào sau đây mà các nguyên tử nguyên tố halogen có số oxi hoá tăng dần 

  • A. HBrO, F2O, HClO2, Cl2O7, HClO3.            
  • B. F2O, Cl2O7, HClO2, HClO3, HBrO.
  • C. F2O, HBrO, HClO2, HClO3, Cl2O7.               
  • D. HClO3, HBrO, F2O, Cl2O7, HClO2.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác