Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần: CH4, H2O, H2S?

  • A. H2S, CH4, H2O.
  • B. CH4, H2O, H2S.
  • C. H2O, H2S, CH4.
  • D. CH4, H2S, H2O.

Câu 2: Liên kết hydrogen ảnh hưởng đến nước như thế nào

  • A. Làm tăng nhiệt động đông đặc và nhiệt độ sôi của nước.
  • B. Làm kết cấu lỏng của nước trở nên đặc hơn.
  • C. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Tương tác van der Waals làm tăng

  • A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc của các chất.
  • B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.
  • C. Nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ sôi của các chất.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Hợp chất nào sau đây có liên kết hydrogen giữa các phân tử

  • A. H2S.
  • B. CH4.
  • C. CH3 – NH2.
  • D. CH3Cl. 

Câu 5:  Liên kết ion được tạo thành giữa 2 nguyên tử là:

  • A. Kim loại điển hình.
  • B. Phi kim điển hình.
  • C. Kim loại và phi kim đều điển hình.
  • D. Kim loại và phi kim

Câu 6: Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử …

  • A. được tạo thành do sự cho nhận electron giữa chúng.
  • B. được tạo thành do sự góp chung một hay nhiều electron.
  • C. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung electron.
  • D. phi kim, được tạo thành do sự góp chung electron.

Câu 7: Đâu không phải tính chất của liên kết hiđro?

  • A. Là liên kết bền nhất.  
  • B. Không bền bằng liên kết ion
  • C. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị.
  • D. Không bền bằng liên kết cho – nhận.

Câu 8: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng là

  • A. Liên kết ion.
  • B. Liên kết hydrogen.
  • C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
  • D. Liên kết cộng hóa trị không cực.

Câu 9: Loại liên kết trong phân tử khí hiđro clorua là liên kết

  • A. Ion.
  • B. Cộng hóa trị không cực.
  • C. Cộng hóa trị có cực.
  • D. Cho - nhận.

Câu 10: Điều kiện để tạo thành liên kết cho nhận là

  • A. Nguyên tử cho còn dư cặp electron chưa tham gia liên kết, nguyên tử nhận có obitan trống.
  • B. Hai nguyên tử cho và nhận phải có độ âm điện khác nhau.
  • C. Hai nguyên tử cho và nhận phải có độ âm điện gần bằng nhau.
  • D. Hai nguyên tử cho và nhận đều là những phi kim mạnh.

Câu 11: Xác định số oxi hóa của 2 nguyên tử nitrogen trong phân tử NH4NO3?

  • A. +1 và -1.
  • B. -4 và +6.
  • C. -3 và +5.
  • D. -3 và +6.

Câu 12:   Cho quá trình: Fe2+ → Fe3++ 1e. Quá trình này được gọi là:

  • A. Oxi hóa. 
  • B. Khử.
  • C. Nhận proton.
  • D. Tự oxi hóa – khử.

Câu 13:  Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã

  • A. Nhận 1 mol electron.
  • B. Nhường 1 mol electron.
  • C. Nhận 2 mol electron.
  • D. Nhường 2 mol electron.

Câu 14: Trong phân tử NaCl, số oxi hóa của Na và Cl lần lượt là

  • A. +1 và -1  
  • B. +1 và +1  
  • C. -1 và -1   
  • D. -1 và +1

Câu 15: Trong phân tử H2O2 và O2, số oxi hóa của O lần lượt là

  • A. 2 và 0      
  • B. 2 và 2      
  • C. 1 và 0      
  • D. 1 và 2

Câu 16:  Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

  • A. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).
  • B. Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.
  • C. Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).
  • D. Phản ứng nung NH4Cl(s) tạo ra NH3(g) và HCl(g).

Câu 17: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do

  • A. Xảy ra phản ứng thu nhiệt.
  • B. Xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
  • C. Xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
  • D. Có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.

Câu 18: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng trung hoà sau:

HCl(aq)+ NaOH(aq) → NaCl(aq) + H2O(l)  ∆H = -57,3 kJ.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Cho 1 mol HCI tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.
  • B. Cho HCI dư tác dụng với 1 mol NaOH thu nhiệt lượng là 57,3 kJ.
  • C. Cho 1 moi HCI tác dụng với 1 mol NaOH toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.
  • D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.

Câu 19: Cho những phát biểu sau: 

(a) Tất cả các phản ứng cháy đều toả nhiệt.

(b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.

(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 20: Cho các phát biểu nào sau

(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc toả nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.

(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.

(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt.

(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt.

(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 21: Cho phản ứng hoá học xảy ra trong pha khí sau:

N2 + 3H2 → 2NH3

Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên, điều nào sau đây không xảy ra?

  • A. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên.
  • B. tốc độ va chạm giữa phân tử N2 và H2 tăng lên.
  • C. số va chạm hiệu quả tăng lên.
  • D. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH3) giảm.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tốc độ của phản ứng hoá học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành.
  • B. Tốc độ của phản ứng hoá học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau.
  • C. Tốc độ của phản ứng hoá học có thể có giá trị âm hoặc dương.
  • D. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng biến thiên nồng độ chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó.
  • B. Tốc độ của phản ứng hoá học không thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo thời gian.
  • C. Theo công thức tính, tốc độ trung bình của phản ứng hoá học trong một khoảng thời gian nhất định là không thay đổi trong khoảng thời gian ấy.
  • D. Dấu “−” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm.

Câu 24: Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%?

  • A. NaCl.       
  • B. KCl.         
  • C. MgCl2.         
  • D. NaF.

Câu 25: Số oxi hoá cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là

  • A. -1.          
  • B. +7.          
  • C. +5.        
  • D. +1.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không chính xác

  • A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
  • B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
  • C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
  • D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác