Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính oxi hóa của Br2

  • A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo.               
  • B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.
  • C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.                       
  • D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.

Câu 2: Vai trò của Bromine là gì trong phản ứng hóa học sau? 

SO2    +   Br2   +     2H2O   →      H2SO4  +  2HBr

  • A. Chất khử.                                                            
  • B. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.         
  • C. Chất oxi hóa.                                             
  • D. Không là chất oxi hóa không là chất khử.

Câu 3: Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước Bromine là

  • A. SO2.                  
  • B. CO2.                            
  • C. O2.                    
  • D. HCl.

Câu 4: Tính chất hoá học đặc trưng của các đơn chất halogen là

  • A. tính khử.            
  • B. tính base.
  • C. tính acid.           
  • D. tính oxi hoá.

Câu 5: Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là

  • A. Na3AlF6         
  • B. NaF.          
  • C. HF.          
  • D. CaF2.

Câu 6: Ở điều kiện thưởng, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là

  • A. F2.          
  • B. Br2.          
  • C. I2.          
  • D. Cl2.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.
  • B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
  • C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hoá cơm nếp thành rượu.
  • D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn. 

Câu 8: Trong quy trình sản xuất sulfuric acid, xảy ra phản ứng hoá học sau

2SO3 TRẮC NGHIỆM2SO2 + O2

Chọn đáp án sai:

  • A. Khi tăng áp suất khí SO2 hay O2 thì tốc độ phản ứng đều tăng lên.
  • B. Tăng diện tích bề mặt của xúc tác V2O5 sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.
  • C. Xúc tác sẽ dần chuyển hoá thành chất khác nhưng khối lượng không đổi.
  • D. Cần làm nóng bình phản ứng để đẩy nhanh tốc độ phản ứng. 

Câu 9: Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh?

(a) Đốt cháy nhiên liệu

(b) Sắt bị gỉ.

(c) Trung hòa acid – base.

  • A. (a)
  • B. (b), (c)
  • C. (a), (b)
  • D. (c)

Câu 10: Cho các phản ứng hoá học sau

a) Fe3O4 (s) + 4CO (g) → 3Fe (s) + 4CO2 (g)

b) 2NO2 (g) → N2O4 (g)

c) H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g)

d) CaO (s) + SiO2 (s) → CaSiO3 (s)

e) CaO (s) + CO2 (g) → CaCO3 (s)

g) 2KI (aq) + H2O2 (aq) → I2 (s) + 2KOH (aq)

Tốc độ những phản ứng nào ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi?

  • A. a, b, c, e.
  • B. a, c, e, g.
  • C. b, d, e, g.
  • D. a, b, d, e.

Câu 11: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Khi H2 thoát ra nhanh hơn.
  • B. Bột Fe tan nhanh hơn.
  • C. Lượng muối thu được nhiều hơn.
  • D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn. 

Câu 12: Cho sơ đồ hoà tan NH4NO3 sau:

NH4NO3(s) + H2O(l) →  NH4NO3(aq) ∆H = + 26 kJ

Hoà tan 80 g NH4NO3 khan vào bình chứa 1 l nước ở 25 °C. Sau khi muối tan hết, tính nhiệt độ của nước trong bình?

  • A. 31,2 °C.          
  • B. 28,1°C.          
  • C.21,9°C.       
  • D. 18,8°C.

Câu 13: Cho phương trình phản ứng:

Zn + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s) ∆H = - 210 kJ

và các phát biểu sau:

(1) Zn bị oxi hoá;

(2) Phản ứng trên toả nhiệt;

(3) Biến thiên emhalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ,

(4) Trong quá trinh phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.

Những phát biểu nào đúng?

  • A. (1) và (3).              
  • B. (2) và (4).
  • C. (1), (2) và (4).       
  • D. (1), (3) và (4).

Câu 14: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng

TRẮC NGHIỆM

Phản ứng trên là phản ứng

  • A. Tỏa nhiệt.
  • B. Không có sự thay đổi năng lượng.
  • C. Thu nhiệt.
  • D. Có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

Câu 15:   Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

  • A. Phản ứng xảy ra khi đốt than. 
  • B. Phản ứng phân hủy đá vôi (CaCO3).
  • C. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen trong không khí.
  • D. Phản ứng đốt cháy khí methane (CH4).

Câu 16: Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng

  • A. đốt cháy.    
  • B. phân hủy.   
  • C. trao đổi.   
  • D. oxi hoá - khử.

Câu 17: Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là

  • A. H2.              
  • B. ZnCl2.            
  • D. Zn.

Câu 18: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử

  • A. Hóa trị.
  • B. Điện tích.
  • C. Khối lượng.
  • D. Số hiệu.

Câu 19: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematit đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt) trong Fe2O3 là

  • A. +3.
  • B. 3+.
  • C. 3.
  • D. -3

Câu 20: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa

  • A. S.
  • B. F2.
  • C. Cl2.
  • D. N2.

Câu 21: Nguyên tố X ở nhóm IA và nguyên tố Y ở nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. X và Y có thể tạo thành hợp chất R. Liên kết giữa các nguyên tử trong R thuộc loại liên kết nào sau đây

  • A. Cộng hóa trị phân cực.
  • B. Cộng hoá trị không phân cực.
  • C. lon.
  • D. Hydrogen.

Câu 22:  Trong phản ứng hoá học, nguyên tử natri không hình thành được

  • A. Cation natri.
  • B. Ion natri.
  • C. Ion đơn nguyên tử natri.
  • D. Anion natri.

Câu 23: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những

  • A. Phân tử.
  • B. Hạt neutron.
  • C. Hạt proton.
  • D. Ion.

Câu 24: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, l2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

  • A. Cl2.
  • B. F2.
  • C. Br2. 
  • D. l2.

Câu 25: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất trong số các chất sau: F2, Cl2, Br2, l2?

  • A. Br2.
  • B. Cl2.
  • C. l2.
  • D. F2.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác