Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Liên kết hydrogen là loại liên kết hoá học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây
- A. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
- B. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
C. F, O, N.... có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hoá trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.
- D. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
Câu 2: Tương tác van der Waals được hình thành do
- A. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử.
- B. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử.
C. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
- D. Lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
Câu 3: Chất nào sau đây có thế tạo liên kết hydrogen
A. CH3OH.
- B. H2S.
- C. CH4.
- D. PF3.
Câu 4: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen
- A. H2O.
B. CH4.
- C. CH3OH.
- D. NH3.
Câu 5: Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây
- A. Br2.
- B. SiO2.
C. PCI5.
- D. H2S.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về liên kết có trong phân tử HCl
- A. Giữa nguyên tử H và Cl có một liên kết đơn.
- B. Phân tử có một momen lưỡng cực.
C. Một electron của nguyên tử hydrogen và một electron của nguyên tử chlorine được góp chung và cách đều hai nguyên tử.
- D. Các electron tham gia liên kết đồng thời bị hút về phía hai hạt nhân.
Câu 7: Liên kết ion khác với liên kết cộng hoá trị ở điểm nào sau đây
A. Tính không định hướng.
- B. Tạo ra hợp chất bền vững hơn.
- C. Tuân theo quy tắc octet.
- D. Tính bão hòa lớp electron ở vỏ nguyên tử.
Câu 8: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất khử là chất
- A. Nhường proton.
- B. Nhận proton.
C. Nhường electron.
- D. Nhận electron.
Câu 9: Trong hợp chất SO2, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là
- A. +2.
- B. +3.
C. +4.
- D. +5.
Câu 10: Chromium có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây
- A. Cr(OH)2.
- B. Na2CrO4.
- C. CrCl2.
D. Cr2O3.
Câu 11: Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất nhường electron được gọi là
A. chất khử.
- B. chất oxi hoá.
- C. acid.
- D. base.
Câu 12: Iron có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
- A. Fe(OH)3.
- B. FeCl3.
C. FeSO4.
- D. Fe3O4.
Câu 13: Chromium(VI) oxide, CrO3, là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hoá mạnh. Số oxi hoá của chromium trong oxide trên là
- A.0.
B. +6.
- C.+2.
- D. +3.
Câu 14: Hãy cho biết phản ứng nào là phản ứng toả nhiệt?
- A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3.
- B. Phản ứng phân hủy khí NH3.
C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.
- D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.
Câu 15: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
- A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2..
- B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí..
C. Phản ứng giữa Zn và dụng dịch H2SO4.
- D. Phản ứng đốt cháy cồn.
Câu 16: Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điển kiện chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
- A. Toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
- B. Thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
C. Toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
- D. Thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
Câu 17: Tìm phát biểu sai?
- A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt.
- B. Phản ứng càng toả ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
- C. Phản ứng oxi hoá chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.
D. Các phản ứng khí đun nóng đều dễ xảy ra hơn.
Câu 18: Cho các phản ứng sau:
(a) C (s) + CO2(g) → 2CO(g) = 173,6 kJ
(b) C(s) + H2O(g) → CO(g) + H2(g) = 133.8 kJ
(c) CO(g) + H2O(g) → CO2(g) + H2(g)
Ở 500 K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (c) có giá trị là
A. - 39,8 kJ.
- B. 39,8 kJ.
- C. - 47,00 kJ.
- D. 106,7 kJ.
Câu 19: Cho sơ đồ hoà tan NH4NO3 sau:
NH4NO3(s) + H2O(l) → NH4NO3(aq) ∆H = + 26 kJ
Hoà tan 80 g NH4NO3 khan vào bình chứa 1 L nước ở 25 °C. Sau khi muối tan hết, nước trong bình có nhiệt độ là
- A. 31,2 °C.
- B. 28,1°C.
- C.21,9°C.
D. 18,8°C.
Câu 20: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.
Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các HCl vào dung dịch
A. Giảm.
- B. Tăng.
- C. Không thay đổi.
- D. Tăng sau đó giảm.
Câu 21: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3. Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
- A. Giảm.
B. Tăng.
- C. Không thay đổi.
- D. Tăng sau đó giảm.
Câu 22: Cho phản ứng hoá học sau: C (s) + O2 (g) → CO2 (g)
Tốc độ phản ứng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
- A. Nhiệt độ.
B. Hàm lượng carbon.
- C. Áp suất O2.
- D. Diện tích bề mặt carbon.
Câu 23: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau
(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide.
(2) Nung ở nhiệt độ cao.
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
(4) Đập nhỏ potassium chlorate.
(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
- A. 2.
- B. 3.
C. 4.
- D. 5
Câu 24: Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là
- A. 5.
B. 7.
- C. 2.
- D. 8.
Câu 25: Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh?
- A. HCl.
- B. HI.
C. HF.
- D. HBr.
Câu 26: Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là
- A. HF
- B. HCl
- C. HBr
D. HI
Bình luận