Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p - p
- A. H2.
- B. NH3.
C. Cl2.
- D. HCl.
Câu 2: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s - s
- A. Cl2.
- B. NH3.
- C. HCl.
D. H2.
Câu 3: Liên kết đơn được biểu diễn bằng
- A. Một chấm tròn.
B. Một gạch nối.
- C. Một mũi tên.
- D. Một dấu bằng.
Câu 4: Cho các phân tử LiCl, NaCl, KCl, CsCl. Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion nhất là
- A. KCl.
- B. NaCl.
- C. LiCl.
D. CsCl.
Câu 5: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm các phân tử đều có liên kết ion?
- A. HCI, H2S, NaCl, N2O.
- B. MgO, H2SO4, H3PO4, HCI.
C. Na2O, KCI, BaCl2, Al2O3.
- D. Cl2, Br2, l2, HCI.
Câu 6: Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là
- A. CH4, HBr, CO2.
B. KBr, MgO, K2O.
- C. KBr, CS2, MgS.
- D. H2O, K2O, CO2.
Câu 7: Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, để đạt được cấu hình electron bền vững như của khí hiếm gần nhất với 8 electron lớp ngoài cùng (hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng như của helium), các nguyên tử có những xu hướng nào?
1. Nhường electron.
2. Nhận electron.
3. Góp chung electron.
- A. 1; 2
- B. 3
- C. 1; 3
D. 1; 2; 3
Câu 8: Nguyên tử Lithium (Z = 3) có xu hướng tạo ra lớp electron ngoài cùng như khí hiếm
- A. Kr.
- B. Ar.
C. He.
- D. Ne.
Câu 9: Trong công thức CS2, có tất cả bao nhiêu cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết?
- A. 5.
B. 4.
- C. 3.
- D. 2.
Câu 10: Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet
- A. PCl5.
- B. AlCl3.
- C. BeH2.
D. SìF4.
Câu 11: Các nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng có xu hướng
- A. Nhường 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm.
- B. Nhường 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương.
C. Nhận 3, 2 hoặc 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm.
- D. Nhận 3, 2 hoặc 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương.
Câu 12: Nguyên tố hoá học calcium (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Chọn đáp án sai trong số các phát biểu dưới đây?
- A. Vỏ của nguyên tử có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
- B. Bán kính nguyên tử của calcium nhỏ hơn bán kính nguyên tử của strontium.
- C. Độ âm điện của magnesium lớn hơn độ âm điện của calcium.
D. Công thức oxide tương ứng với hóa trị cao nhất của Ca có dạng R2O.
Câu 13: Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có năng lượng cao nhất là 3p4. Phát biểu nào dưới đây không đúng
- A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron.
- B. Số hiệu nguyên tử của X là 16.
C. X có tính phi kim mạnh nhất nhóm VIA.
- D. Công thức hợp chất của X với hydrogen là XH2.
Câu 14: Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là
- A. 1, 11 và 16.
B. 18, 19 và 16.
- C. 10, 11 và 8.
- D. 18, 19 và 8.
Câu 15: Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1
A. Chu kì 4, nhóm IB.
- B. Chu kì 4, nhóm IA.
- C. Chu kì 4, nhóm VIA.
- D. Chu kì 4, nhóm VIB.
Câu 16: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Tính acid – base của oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R là
- A. Đều lưỡng tính.
- B. Basic oxide, lưỡng tính.
- C. Acidic oxide, acid.
D. Basic oxide, base.
Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm Định luật tuần hoàn
“Tính chất của các nguyên tố và (1)……….., cũng như (2)………… và tính chất của các hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến đổi (3)…………. theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.”
- A. (1) nguyên tử; (2) thành phần; (3) tuần tự.
- B. (1) nguyên tử; (2) công thức; (3) tuần hoàn.
C. (1) đơn chất; (2) thành phần; (3) tuần hoàn.
- D. (1) đơn chất; (2) công thức; (3) tuần tự.
Câu 18: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng là
- A. Basic oxide, lưỡng tính.
B. Acidic oxide, acid.
- C. Basic oxide, base.
- D. Đều lưỡng tính.
Câu 19: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính base
- A. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.
B. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; Si(OH)4.
- C. NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4; Al(OH)3.
- D. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4.
Câu 20: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính base
A. Si(OH)4, Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
- B. Si(OH)4, Ca(OH)2, Zn(OH)2, KOH.
- C. Ca(OH)2, Zn(OH)2, KOH, Si(OH)4.
- D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, , Si(OH)4, KOH.
Câu 21: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid
- A. H2SO4; H3AsO4; H3PO4.
B. H3AsO4; H3PO4; H2SO4.
- C. H2PO4; H2SO4; H3AsO4.
- D. H3PO4; H3AsO4; H2SO4.
Câu 22: Trong một chu kì, độ âm điện
A. Tăng từ trái qua phải.
- B. Giảm từ trái qua phải.
- C. Tăng theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
- D. Giảm theo chiều tăng dần của số hiệu nguyên tử.
Câu 23: Trong một nhóm A, độ âm điện
- A. Tăng từ trên xuống dưới.
B. Giảm từ trên xuống dưới.
- C. Biến đổi ngẫu nhiên.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 24: Xác định vị trí của nguyên tố có Z = 13 trong bảng tuần hoàn?
A. Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
- B. Ô số 13, chu kì 4, nhóm IIIA.
- C. Ô số 27, chu kì 4, nhóm VIIIB.
- D. Ô số 27, chu kì 5, nhóm VIIIB.
Câu 25: Số khối (hay số nucleon) là
- A. Tổng số electron trong lớp vỏ nguyên tử.
- B. Tổng số hạt (proton, neutron, electron) trong nguyên tử.
C. Tổng số proton và tổng số neutron trong hạt nhân của một nguyên tử.
- D. Số proton nhân hai.
Bình luận