Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng

  • A. 10-2.
  • B. 102.
  • C. 104.
  • D. 10-4.

Câu 2: Những hạt mang điện tích trong nguyên tử gồm có:

  • A. Proton và neutron.
  • B. Proton và electron.
  • C. Electron và neutron.
  • D. Electron và hạt alpha.

Câu 3: Khối lượng của nguyên tử bằng

  • A. Tổng khối lượng các hạt proton và neutron có trong hạt nhân nguyên tử.
  • B. Tổng khối lượng các hạt proton và electron có trong hạt nhân nguyên tử.
  • C. Tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron có trong nguyên tử.
  • D. Tổng khối lượng các hạt electron và neutron có trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 4: Đặc trưng cơ bản của một nguyên tử là

  • A. Số neutron trong hạt nhân nguyên tử.
  • B. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối.
  • C. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong vỏ nguyên tử.
  • D. Số proton và số electron trong vỏ nguyên tử.

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Khi viết kí hiệu nguyên tử, đặt hai chỉ số đặc trưng ở (1)…….. bên trái kí hiệu nguyên tố, trong đó số hiệu nguyên tử Z ở (2)…….. và số khối A ở (3)……..”

  • A. (1) bên trái; (2) phía dưới; (3) phía trên.
  • B. (1) bên trái; (2) phía trên; (3) phía dưới.
  • C. (1) bên phải; (2) phía trên; (3) phía dưới.
  • D. (1) bên phải; (2) phía dưới; (3) phía trên.

Câu 6: Kí hiệu nguyên tử nào sau đây viết đúng

  • A. O16.
  • B.  715N.
  • C. O32.
  • D. O2.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng

  • A. Orbital được biểu diễn bằng một hình chữ nhật, gọi là ô orbital.
  • B. Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí loại trừ Pauli.
  • C. Nếu orbital có 1 electron thì biểu diễn bằng 1 mũi tên đi xuống.
  • D. Nếu orbital có 2 electron thì biểu diễn bằng 2 mũi tên cùng chiều đi lên.

Câu 8: Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây

  • A. Nguyên lí bền vững và quy tắc Hund.
  • B. Nguyên lí bền vững và nguyên lí loại trừ Pauli.
  • C. Nguyên lí loại trừ Pauli và quy tắc Hund.
  • D. Nguyên lí bền vững và quy tắc loại trừ Pauli.

Câu 9: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào

  • A. Điện tích hạt nhân.
  • B. Mức năng lượng electron.
  • C. Sự di chuyển ngẫu nhiên trong không gian.
  • D. Điện tích hạt.

Câu 10: Tổng số hạt của   1735Cl- lần lượt là

  • A. 53. 
  • B. 49.
  • C. 46.
  • D. 42.

Câu 11: Nguyên tử nguyên tố M có số hiệu nguyên tử bằng 20. Cấu hình electron của ion M2+ là

  • A. 1s22s22p33s23p64s2..
  • B. 1s22s22p63s23p6.
  • C. 1s22s22p63s23p63d24s2.
  • D. 1s22s22p83s23p6.

Câu 12: Cho các nguyên tắc sau: 

  1. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
  2. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
  3. Các nguyên tố không cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một nhóm.
  4. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được xây dựng theo những nguyên tắc nào trong số trên?

  • A. 1; 2; 4 
  • B. 2; 3; 4
  • C. 1; 2; 3
  • D. 1; 3; 4

Câu 13: Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng

  • A. Số electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. Số lớp electron.
  • C. Số electron hóa trị.
  • D. Số electron.

Câu 14: Hoàn thiện phát biểu sau: “Sự biến đổi (1)………..  cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi (2)………… tăng dần là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về (3)………… của các nguyên tố.”

  • A. (1) liên tục; (2) số lớp electron; (3) tính chất.
  • B. (1) tuần hoàn; (2) điện tích hạt nhân; (3) tính chất.
  • C. (1) tuần hoàn; (2) số lớp electron; (3) tính chất hóa học.
  • D. (1) liên tục; (2) điện tích hạt nhân; (3) tính chất hóa học.

Câu 15: Bán kính nguyên tử được xác định gần đúng bằng

  • A. Một nửa khoảng cách trung bình giữa hai hạt nhân nguyên tử gần nhau nhất trong chất rắn đơn chất hoặc trong phân tử hai nguyên tử giống nhau.
  • B.  Khoảng cách trung bình giữa hai hạt nhân nguyên tử gần nhau nhất trong chất rắn đơn chất hoặc trong phân tử hai nguyên tử giống nhau.
  • C. Khoảng cách trung bình từ hạt nhân đến các electron phân lớp ngoài cùng. 
  • D. Khoảng cách trung bình từ hạt nhân đến các electron lớp ngoài cùng.

Câu 16: Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào

  • A. Lực hút giữa hạt nhân với các electron phân lớp ngoài cùng.
  • B. Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
  • C. Độ âm điện của nguyên tử.
  • D. Số hiệu nguyên tử.

Câu 17: Cho các oxide K2O, Fe2O3, CuO, SO2. Đâu là thứ tự tăng dần tính base đúng của các oxide đã cho?

  • A. Fe2O3 < CuO < K2O < SO2.
  • B. SO2 < CuO < Fe2O3 < K2O.
  • C. CuO < K2O < Fe2O3 < SO2.
  • D. K2O < Fe2O< CuO < SO2

Câu 18: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid

  • A. Al2O3; P2O5; SO3; Cl2O7.
  • B. P2O5; SO3; Al2O3; Cl2O7.
  • C. Al2O3; SO3; P2O5; Cl2O7.
  • D. Cl2O7; Al2O3; SO3; P2O5.

Câu 19: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Đâu là cấu hình electron đúng của nguyên tử nguyên tố X?

  • A. 1s22s22p6.
  • B. 1s22s22p63s23p1.
  • C. 1s22s22p63s2.
  • D. 1s22s22p63s3.

Câu 20: Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể xác định được điều gì?

1) Viết được cấu hình electron của nguyên tử.

2) Dự đoán được tính chất (tính kim loại, tính phi kim) của nguyên tố đó.

3) Viết được công thức oxide, hydroxide tương ứng.

4) Xác định được độ phân bổ của nguyên tố đó trên Trái Đất.

  • A. 1; 2; 3 
  • B. 1; 3; 4
  • C. 2; 3; 4
  • D. 1; 2; 4

Câu 21: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron viết gọn của nguyên tử nguyên tố X là

  • A. [Ar]3s23p3.
  • B. [Ne]3s23p3.
  • C. [Ne]3s5.
  • D. [Ar]3s33p3.

Câu 22: Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố X, Z lần lượt là

  • A. ns1 và ns2np7.
  • B. ns2 và ns2np5.
  • C. ns1 và ns2np5.
  • D. ns1 và ns2np3.

Câu 23: Cho các nguyên tố sau: Na (Z=11), Al (Z=13) và Cl (Z=17). Các giá trị bán kính nguyên tử (pm) tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng

  • A. Na (157); Al (125); Cl (99).
  • B. Na (125); Al (157); Cl (99).
  • C. Na (157); Al (99); Cl (125).
  • D. Na (99); Al (125); Cl (157)

Câu 24: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như

  • A. Kim loại kiềm gân kề.
  • B. Kim loại kiềm thổ gân kề.
  • C. Nguyên tử khí hiếm gần kề.
  • D. Nguyên tử halogen gần kề.

Câu 25: Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây

  • A. Electron và hạt nhân nguyên tử.
  • B. Cation và electron tự do.
  • C. Cation và anion.
  • D. Các anion.

Câu 26: Ion NH4+ có số electron và proton lần lượt là?

  • A. 11 electron và 10 proton.
  • B. 10 electron và 11 proton.
  • C. 11 electron và 11 proton.
  • D. 11 electron vả 12 proton.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác