Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vùng nào có mật độ dân số cao nhất ở Việt Nam?

  • A. Đồng bằng sông Hồng
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ
  • D. Tây Nguyên

Câu 2: Ngành công nghiệp nào sau đây thuộc nhóm công nghiệp chế biến?

  • A. Sản xuất xi măng.
  • B. Sản xuất hàng may mặc.
  • C. Khai thác than đá.
  • D. Sản xuất điện.

Câu 3: Loại hình thủy sản nào sau đây có giá trị xuất khẩu cao nhất ở Việt Nam?

  • A. Tôm và cá tra.
  • B. Cá sông và cá biển.
  • C. Nghêu và sò.
  • D. Rong biển và tảo.

Câu 4: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi cư trú của các dân tộc nào?

  • A. H’Mông, Thái, Chăm, Hoa.
  • B. Tày, Khơ-me, Mường, Chăm.
  • C. Tày, H’Mông, Thái, Mường.
  • D. Kinh, Tày, Mường, Chăm.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta? 

  • A. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
  • B. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng.
  • C. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
  • D. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số dân.

Câu 6: Thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước là

  • A. Hà Nội và Hải Phòng.
  • B. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
  • C. TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • D. Đà Nẵng và Cần Thơ.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm hoạt động kinh tế của quần cư thành thị nước ta?

  • A. Một độ dân số thấp.
  • B. Nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn,...
  • C. Thực hiện đa chức năng.
  • D. Hoạt động chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ.

Câu 8: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

  • A. Dưới tuổi lao động (đã có khả năng lao động).
  • B. Trong tuổi lao động (có khả năng lao động).
  • C. Quá tuổi lao động (vẫn còn khả năng lao động).
  • D. Những lực lượng có sức lao động, không kể độ tuổi.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

  • A. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.
  • B. Số lượng đông, tăng nhanh.
  • C. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
  • D. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.

Câu 10: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng này có:

  • A. cơ sở vật chất hiện đại.
  • B. cơ sở thức ăn dồi dào.
  • C. nguồn vốn đầu tư tăng lên.
  • D. lao động giàu kinh nghiệm.

Câu 11: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do:

  • A. áp dụng nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật.
  • B. trình độ thâm canh cao hơn.
  • C. sử dụng nhiều giống cao sản.
  • D. người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.

Câu 12: Tính tới năm 2021, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản là bao nhiêu?

  • A. 1,7%
  • B. 69,5%
  • C. 26%
  • D. 55%

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh trong những năm trở lại đây?

  • A. Giá trị thương phẩm nâng cao, công nghiệp chế biến phát triển.
  • B. Điều kiện nuôi thuận lợi, kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến.
  • C. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hiệu quả ngày càng cao.
  • D. Chính sách đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước.

Câu 14: Công nghệ nào thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản công nghệ cao để theo dõi điều kiện môi trường?

  • A. Công nghệ lọc nước tự động.
  • B. Hệ thống giám sát từ xa và cảm biến.
  • C. Sử dụng đèn nhân tạo cho hồ nuôi.
  • D. Hệ thống đánh bắt thủy sản.

Câu 15: Lợi ích của nông nghiệp thông minh là gì?

  • A. Sử dụng công nghệ để điều khiển công cụ truyền thống.
  • B. Đảm bảo cây trồng chỉ phải phát triển trong điều kiện tự nhiên.
  • C. Chỉ sử dụng phân bón hóa học để tăng cường sản xuất.
  • D. Tăng cường hiệu suất và giảm tác động tiêu cực tới môi trường.

Câu 16: Đâu là lợi ích về dân cư và lao động của Việt Nam trong phát triển công nghiệp?

  • A. Kí kết hiệp định thương mại với các quốc gia phát triển khác.
  • B. Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
  • C. Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
  • D. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

Câu 17: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

  • A. Luyện kim.
  • B. Cơ khí.
  • C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Khai thác mỏ.

Câu 18: Đâu là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta?

  • A. Ninh Bình.
  • B. Na Dương.
  • C. Uông Bí.
  • D. Phả Lại.

Câu 19: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước?

  • A. Tỉ trọng giá trị công nghiệp cao nhất cả nước.
  • B. Các trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất.
  • C. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất.
  • D. Những trung tâm công nghiệp ở rất gần nhau.

Câu 20: Năm 2021, Việt Nam đã phóng lên không gian bao nhiêu trạm thông tin vệ tinh?

  • A. 2 trạm.
  • B. 6 trạm.
  • C. 7 trạm.
  • D. 9 trạm.

Câu 21: Những khó khăn nào làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta?

  • A. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn.
  • B. Địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa.
  • C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.
  • D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa thể đáp ứng nhu cầu.

Câu 22: Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?

  • A. Bảo hiểm.
  • B. Ngân hàng.
  • C. Du lịch.
  • D. Tài chính.

Câu 23: Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Thừa Thiên - Huế.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Thanh Hóa.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác.
  • B. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.
  • C. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người.
  • D. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.

Câu 25: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

  • A. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.
  • B. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.
  • C. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
  • D. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác