Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 10: Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 10: Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?

  • A. Giao thông thuận lợi.
  • B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
  • C. Có nguồn nhân lực dồi dào.
  • D. Cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Câu 2: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:

  • A. công nghiệp nặng và khoáng sản.
  • B. hàng tiêu dùng.
  • C. nguyên liệu, tư liệu sản xuất.
  • D. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 3: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Cơ sở hạ tầng.
  • C. Tài nguyên.
  • D. Nhân lực.

Câu 4: Ngành du lịch có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
  • B. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.
  • C. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • D. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.

Câu 5: Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta?

  • A. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp .
  • B. Nông - lâm - thủy sản.
  • C. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
  • D. Máy móc, thiết bị, nhiên, vật liệu.

Câu 6: Chi phối mạnh nền kinh tế thế giới là những cường quốc về:

  • A. công nghiệp chế biến.
  • B. hàng không, vũ trụ.
  • C. khoa học công nghệ.
  • D. xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 7: Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?

  • A. Bảo hiểm.
  • B. Ngân hàng.
  • C. Du lịch.
  • D. Tài chính.

Câu 8: Nhân tố nào sau đây là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?

  • A. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.
  • B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.
  • C. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Đặc điểm thị trường của khách du lịch.

Câu 9: Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng nào?

  • A. Chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.
  • B. Chủ yếu tập trung vào thị trường Đông Nam Á.
  • C. Đa dạng hoá, đa phương hóa thị trường.
  • D. Chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Câu 10: Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.
  • B. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.
  • C. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.
  • D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

Câu 11: Đâu không phải là trung tâm du lịch lớn ở nước ta?

  • A. Hà Nội.
  • B. Cần Thơ.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Nha Trang.

Câu 12: Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Thừa Thiên - Huế.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Thanh Hóa.

Câu 13: Các thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu ở nước ta trong những năm gần đây là:

  • A. Mỹ Latinh và châu Phi.
  • B. ASEAN và châu Phi.
  • C. Khu vực Tây Nam Á và ASEAN.
  • D. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Câu 14: Những quốc gia nào có ngành du lịch phát triển thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế?

  • A. Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Trung Quốc.
  • B. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.
  • C. Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.
  • D. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Hàn Quốc.

Câu 15: Các trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới hiện nay là:

  • A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.
  • B. Hoa Kì, Tây Âu, Hàn Quốc, Bra-xin.
  • C. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Xin-ga-po.
  • D. Hoa Kì, Tây Âu, Ấn Độ, Ac-hen-ti-na.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác