Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 9: Dịch vụ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 9: Dịch vụ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hai thành phố nào được nối với nhau bằng đường sắt?

  • A. Hải Phòng - Hạ Long.
  • B. Hà Nội - Hà Giang.
  • C. Đà Lạt - Đà Nẵng.
  • D. Hà Nội - Thái Nguyên.

Câu 2: Mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay được phân bố như thế nào?

  • A. Đều khắp các vùng.
  • B. Tập trung ở miền Bắc.
  • C. Tập trung ở miền Trung.
  • D. Tập trung ở miền Nam.

Câu 3: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng hàng không quốc tế?

  • A. 22 cảng.
  • B. 12 cảng.
  • C. 10 cảng.
  • D. 3 cảng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?

  • A. Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng.
  • B. Ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh.
  • C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.
  • D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.

Câu 5: Tuyến đường sắt nào đóng vai trò quan trọng nhất nước ta?

  • A. Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
  • B. Đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
  • C. Đường sắt Thống Nhất.
  • D. Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng.

Câu 6: Cảng nào không phải là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta?

  • A. Sao Vàng (Thanh Hóa).
  • B. Nội Bài (Hà Nội).
  • C. Đà Nẵng (Đà Nẵng).
  • D. Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 7: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước?

  • A. Chế biến dầu khí.
  • B. Bưu chính viễn thông.
  • C. Chế biến lương thực.
  • D. Giao thông vận tải.

Câu 8: Năm 2021, Việt Nam đã phóng lên không gian bao nhiêu trạm thông tin vệ tinh?

  • A. 2 trạm.
  • B. 6 trạm.
  • C. 7 trạm.
  • D. 9 trạm.

Câu 9: Hai trung tâm bưu chính viễn thông nào sau đây phát triển nhất cả nước?

  • A. Hà Nội và Hải Phòng.
  • B. Đà Lạt và Nghệ An.
  • C. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • D. Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 10: Loại hình giao thông nào đóng vai trò quan trọng nhất nước ta?

  • A. Đường sắt.
  • B. Đường biển.
  • C. Đường ô tô.
  • D. Đường hàng không.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta?

  • A. Mạng lưới ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.
  • B. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư.
  • C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • D. Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quốc lộ 1 ở nước ta?

  • A. Kết nối hầu hết các vùng kinh tế.
  • B. Tạo thuận lợi giao lưu Đông - Tây.
  • C. Tạo thuận lợi giao lưu Bắc - Nam.
  • D. Thúc đẩy nhiều đô thị lớn phát triển.

Câu 13: Tuyến đường nào được xem là xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta?

  • A. Quốc lộ 1.
  • B. Đường Hồ Chí Minh.
  • C. Đường 14.
  • D. Đường 9.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là gì?

  • A. Mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng.
  • B. Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
  • C. Có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại.
  • D. Đã ngang bằng trình độ chuẩn của khu vực.

Câu 15: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển?

  • A. Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.
  • B. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
  • C. Có các dòng biển chạy ven bờ.
  • D. Nằm gần đường hàng hải quốc tế.

Câu 16: Những khó khăn nào làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta?

  • A. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn.
  • B. Địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa.
  • C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.
  • D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa thể đáp ứng nhu cầu.

Câu 17: Vì sao ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn?

  • A. Có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
  • B. Nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.
  • C. Vận tải đường biển có phạm vi rộng và đường dài.
  • D. Ngoại thương phát triển mạnh, xuất nhập khẩu lớn.

Câu 18: Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào sau đây từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển?

  • A. Máy móc.
  • B. Dầu mỏ.
  • C. Hàng tiêu dùng.
  • D. Lương thực.

Câu 19: Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới?

  • A. Hoa Kì.
  • B. Ả-rập Xê-út.
  • C. Nhật Bản.
  • D. LB Nga.

Câu 20: Nước ta hòa mạng internet năm nào dưới đây?

  • A. 1998
  • B. 1997
  • C. 1999
  • D. 1996

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác