Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vùng nào được mệnh danh là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước?

  • A. Châu thổ sông Cửu Long.
  • B. Châu thổ sông Hồng.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2: Loại hình nghệ thuật nào của vùng Châu thổ sông Cửu Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới?

  • A. Hội miếu Bà Chúa Xứ.
  • B. Lễ hội Chôi Chnăm Thmây.
  • C. Đờn ca tài tử.
  • D. Lễ hội Đua ghe Ngo.

Câu 3: Loại hình dân ca, sân khấu truyền thống vùng châu thổ sông Hồng là

  • A. Các điệu lí.                                       
  • B. Quan họ, hát xoan, chèo.
  • C. Đờn ca tài tử.                                    
  • D. Hò.

Câu 4: Ẩm thực châu thổ sông Cửu Long là sự giao thoa văn hóa của:

  • A. Việt - Hoa - Khơ-me.
  • B. Ấn Độ - Việt - Hoa.
  • C. Hoa - Nhật - Khơ-me.
  • D. Khơ-me - Hoa - Ấn Độ.

Câu 5: Đặc điểm làng xưa ở vùng châu thổ sông Hồng là:

  • A. nhà mái ngói, cổng làng, đình làng.
  • B. nhà ống, nhà mái ngói, nhà sàn.
  • C. cổng làng, đình làng, chùa làng.
  • D. cổng làng, đình làng, nhà ven sông.

Câu 6: Làng ở vùng châu thổ sông Hồng có tính:

  • A. quần cư                                             
  • B. quần cư, biệt lập.
  • C. tập thể.                                              
  • D. biệt lập.

Câu 7: Nghề đóng ghe xuồng là nghề truyền thống ở tỉnh nào của Châu thổ sông Cửu Long?

  • A. Đồng Tháp.
  • B. Kiên Giang.
  • C. An Giang.
  • D. Hậu Giang.

Câu 8: Phương tiện đi lại chủ yếu của châu thổ sông Cửu Long là gì?

  • A. Ghe, xuồng nhỏ.          
  • B. Ô tô.                  
  • C. Xe máy.             
  • D. Xe xích lô.

Câu 9: Đâu là lễ hội ở vùng châu thổ sông Hồng?

  • A. Nghinh Ông.                                     
  • B. Đờn ca tài tử.
  • C. Đền Hùng.                                        
  • D. Cúng biển Mỹ Long.

Câu 10: Loại hình chợ nào phổ biến ở Châu thổ sông Cửu Long?

  • A. Chợ đón.
  • B. Chợ phiên.
  • C. Chợ đầu mối.
  • D. Chợ nổi.

Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. Xuất hiện các hiện tượng cực đoan.
  • B. Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.
  • C. Mực nước biển dâng.
  • D. Hai châu thổ đều có vị trí giáp biển.

Câu 12: Đâu không phải là tác động của biến đổi khí hậu đối với xã hội?

  • A. Dịch bệnh gia tăng, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
  • B. Làm mất địa bàn cư trú của người dân ven biển.
  • C. Thiếu nguồn nước và năng lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • D. Gây thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Câu 13: Đâu là tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?

  • A. Phá hủy các công trình xây dựng, nhà máy.
  • B. Thiếu nguồn nước sinh hoạt.
  • C. Làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
  • D. Tàn phá nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng.

Câu 14: Biến đổi khí hậu làm số ngày nắng nóng trung bình năm ở hai vùng châu thổ có xu hướng:

  • A. giảm nhẹ và giảm số lượng các đợt hạn.
  • B. tăng nhanh và tăng số lượng các đợt hạn.
  • C. tăng nhẹ và giảm số lượng các đợt hạn.
  • D. giảm nhanh và biến động theo mùa.

Câu 15: Ý nghĩa của lễ Kỳ yên ở các đình làng vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

  • A. Cầu một năm sung túc.
  • B. Tưởng nhớ những người có công khai khẩn làng mạc.
  • C. Cầu bình an, hạnh phúc.
  • D. Cầu mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ những người có công khai khẩn làng mạc.

Câu 16: Để ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ, cần thực hiện song song hai biện pháp nào?

  • A. Giảm nhẹ với biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • B. Chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi.
  • C. Trồng và chăm sóc cây xanh.
  • D. Sử dụng hợp lí nguồn điện, nước.

Câu 17: Điểm khác biệt về biến đổi khí hậu vùng châu thổ sông Cửu Long so với sông Hồng là?

  • A. Bị hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề hơn.
  • B. Nước lũ dâng cao.
  • C. Sạt lở đất nghiêm trọng.
  • D. Xuất hiện lốc xoáy, dông lốc.

Câu 18: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu nhiệt độ tăng dẫn tới hậu quả gì?

  • A. Thời gian khô hạn kéo dài, từ 5 - 9 tháng.
  • B. Vụ đông ở miền Bắc bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông.
  • C. Miền Bắc chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa.
  • D. Khả năng ngập lụt giảm.

Câu 19: Để thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ sông Cửu Long cần làm gì?

  • A. Xây dựng hệ thống bờ ao, chống sạt lở bờ sông, biển.
  • B. Điều tiết nguồn nước từ các công trình thủy điện ở thượng lưu.
  • C. Hạn chế phát thải công nghiệp.
  • D. Thay đổi thời vụ sản xuất (vụ đông).

Câu 20: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ dẫn tới hậu quả gì?

  • A. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
  • B. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
  • C. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề.
  • D. Giao thông vận tải biển bị kìm hãm, kim ngạch xuất khẩu giảm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác