Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 3: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo vùng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 3: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo vùng sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta?

  • A. Dồi dào, tăng nhanh.
  • B. Tăng chậm.
  • C. Hầu như không tăng.
  • D. Dồi dào, tăng chậm.

Câu 2: Tính đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng Đồng bằng sông Hồng là bao nhiêu?

  • A. 2 838 nghìn đồng.
  • B. 5 026 nghìn đồng.
  • C. 3 493 nghìn đồng.
  • D. 2 856 nghìn đồng.

Câu 3: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu người thất nghiệp?

  • A. 1,4 triệu người.
  • B. 1,3 triệu người.
  • C. 1,5 triệu người.
  • D. 1,6 triệu người.

Câu 4: Tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta năm 2021 là bao nhiêu?

  • A. 3,1%
  • B. 3,2%
  • C. 3,3%
  • D. 3,4%

Câu 5: Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?

  • A. 2 304 nghìn đồng.
  • B. 3 713 nghìn đồng.
  • C. 1 247 nghìn đồng.
  • D. 1 088 nghìn đồng.

Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn là:

  • A. 3,2%
  • B. 4,3%
  • C. 2,5%
  • D. 4,8%

Câu 7: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:

  • A. Đã qua đào tạo.                             
  • B. Lao động trình độ cao.
  • C. Chưa qua đào tạo.
  • D. Lao động đơn giản.

Câu 8: Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?

  • A. 905 nghìn đồng.
  • B. 2 838 nghìn đồng.
  • C. 1 018 nghìn đồng.
  • D. 2 856 nghìn đồng.

Câu 9: Tính đến năm 2021, nước ta có khoảng bao nhiêu lao động?

  • A. 49 triệu người.
  • B. 50,6 triệu người.
  • C. 17,7 triệu người.
  • D. 31,3 triệu người.

Câu 10: Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng Tây Nguyên là bao nhiêu?

  • A. 2 838 nghìn đồng.
  • B. 3 493 nghìn đồng.
  • C. 2 856 nghìn đồng.
  • D. 1 088 nghìn đồng.

Câu 11: Đâu không phải thế mạnh của lao động Việt Nam?

  • A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
  • B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
  • C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
  • D. Lười biếng, chưa bắt kịp xu thế hiện đại hóa.

Câu 12: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

  • A. Phân bố lại dân cư và lao động.
  • B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
  • D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Câu 13: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:

  • A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.
  • B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
  • C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
  • D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

  • A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn.
  • B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.
  • C. Có tác phong công nghiệp cao.
  • D. Chất lượng ngày càng nâng lên.

Câu 15: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

  • A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.
  • B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.
  • C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
  • D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

Câu 16: Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?

  • A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  • B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
  • C. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
  • D. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.

Câu 17: Đặc điểm nổi bật của lao động nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là có:

  • A. khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
  • B. trình độ cao trong khai thác, chế biến thủy hải sản.
  • C. kinh nghiệm trong đấu tranh, chinh phục tự nhiên.
  • D. trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất cả nước.

Câu 18: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do:

  • A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.
  • B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
  • C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
  • D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.

Câu 19: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

  • A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
  • B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
  • C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
  • D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.

Câu 20: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới?

  • A. Năng suất lao động chưa cao.
  • B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp còn lớn.
  • C. Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu.
  • D. Lao động thiếu tác phong công nghiệp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác