Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 3: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo vùng (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức bài 3: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo vùng (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải thế mạnh của lao động Việt Nam?

  • A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
  • B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
  • C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
  • D. Lười biếng, chưa bắt kịp xu thế hiện đại hóa.

Câu 2: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

  • A. Phân bố lại dân cư và lao động.
  • B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
  • D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Câu 3: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:

  • A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.
  • B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
  • C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
  • D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

  • A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn.
  • B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.
  • C. Có tác phong công nghiệp cao.
  • D. Chất lượng ngày càng nâng lên.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

  • A. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.
  • B. Số lượng đông, tăng nhanh.
  • C. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
  • D. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.

Câu 6: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung nào sau đây?

  • A. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.
  • B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.
  • C. Kiềm chế tốc độ tăng dân số.
  • D. Tăng cường xuất khẩu lao động.

Câu 7: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:

  • A. Đã qua đào tạo.                             
  • B. Lao động trình độ cao.
  • C. Chưa qua đào tạo.
  • D. Lao động đơn giản.

Câu 8: Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?

  • A. 905 nghìn đồng.
  • B. 2 838 nghìn đồng.
  • C. 1 018 nghìn đồng.
  • D. 2 856 nghìn đồng.

Câu 9: Tính đến năm 2021, nước ta có khoảng bao nhiêu lao động?

  • A. 49 triệu người.
  • B. 50,6 triệu người.
  • C. 17,7 triệu người.
  • D. 31,3 triệu người.

Câu 10: Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng Tây Nguyên là bao nhiêu?

  • A. 2 838 nghìn đồng.
  • B. 3 493 nghìn đồng.
  • C. 2 856 nghìn đồng.
  • D. 1 088 nghìn đồng.

Câu 11: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

  • A. Dưới tuổi lao động (đã có khả năng lao động).
  • B. Trong tuổi lao động (có khả năng lao động).
  • C. Quá tuổi lao động (vẫn còn khả năng lao động).
  • D. Những lực lượng có sức lao động, không kể độ tuổi.

Câu 12: Tính đến năm 2021, nước ta có khoảng bao nhiêu lao động có việc làm ở nông thôn?

  • A. 49 triệu người.
  • B. 50,6 triệu người.
  • C. 17,7 triệu người.
  • D. 31,3 triệu người.

Câu 13: Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng Đông Nam Bộ là bao nhiêu?

  • A. 2 304 nghìn đồng.
  • B. 5 794 nghìn đồng.
  • C. 3 493 nghìn đồng.
  • D. 5 026 nghìn đồng.

Câu 14: Khu vực nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất?

  • A. Đồi trung du.
  • B. Cao nguyên.
  • C. Thành thị.
  • D. Nông thôn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác