Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 1: Dân tộc và dân số

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 1: Dân tộc và dân số sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 64 dân tộc.
  • B. 20 dân tộc.
  • C. 15 dân tộc.
  • D. 54 dân tộc.

Câu 2: Dân tộc chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở nước ta là

  • A. Kinh.
  • B. Tày.
  • C. Dao.
  • D. Mường.

Câu 3: Người Kinh tập trung nhiều ở khu vực nào?

  • A. đồng bằng, đồi núi và trung du.
  • B. đồng bằng, ven biển và trung du.
  • C. trung du, cao nguyên và ven biển.
  • D. đồi núi, ven biển và cao nguyên.

Câu 4: Các dân tộc thiểu số sinh sống ở

  • A. cao nguyên và trung du.
  • B. đồng bằng và đồi núi.
  • C. đồi núi và ven biển.
  • D. đồi núi và cao nguyên.

Câu 5: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi cư trú của các dân tộc nào?

  • A. H’Mông, Thái, Chăm, Hoa.
  • B. Tày, Khơ-me, Mường, Chăm.
  • C. Tày, H’Mông, Thái, Mường.
  • D. Kinh, Tày, Mường, Chăm.

Câu 6: Tây Nguyên là nơi cư trú của các dân tộc nào?

  • A. Gia-rai, Ê-đê, Ba na.
  • B. Kinh, Tày, Ba na.
  • C. Ê-đê, Khơ-me, Gia-rai.
  • D. H’Mông, Khơ-me, Ê-đê.

Câu 7: Các tỉnh đồng bằng ven biển phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của các dân tộc nào?

  • A. Kinh, Tày, Mường.
  • B. Ê-đê, Khơ-me, Hoa.
  • C. Khơ-me, Chăm, Hoa.
  • D. Ba na, Thái, Gia-rai.

Câu 8: Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi được biểu hiện ở

  • A. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi về thời gian.
  • B. Mỗi một vùng chỉ có tối đa 2 dân tộc cùng sinh sống.
  • C. Các dân tộc thiểu số phân bố không đồng đều, tập trung đông tại ven biển.
  • D. Phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta.

Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm của dân tộc nước ta?

  • A. Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
  • B. Dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.
  • C. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi.
  • D. Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam.

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm cơ cấu theo nhóm tuổi và giới tính nước ta?

  • A. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng.
  • B. Việt Nam đang có xu hướng già hóa dân số.
  • C. Xu hướng già hóa dân số do tỉ lệ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.
  • D. Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta? 

  • A. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
  • B. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng.
  • C. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
  • D. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số dân.

Câu 12: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM 

GIAI ĐOẠN 1999 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

Nhóm tuổi

1999200920192021
Dưới 15 tuổi33,124,524,324,1
Từ 15 đến 64 tuổi61,169,168,067,6
Từ 65 tuổi trở lên5,86,47,78,3

Phát biểu đúng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2021?

  • A. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm.
  • B. Tỉ lệ dân số từ 15 đến 64 tuổi giảm.
  • C. Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên không đồng đều.
  • D. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi tăng.

Câu 13: Gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn thêm khoảng 1 triệu người là do

  • A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ. 
  • B. mức chết xuống thấp và ổn định. 
  • C. sự phát triển kinh tế - xã hội. 
  • D. chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên.

Câu 14: Tỉ số giới tính của dân số phản ánh

  • A. số lượng nam/nữ giới tính trên tổng số dân.
  • B. số lượng nam giới tính trên 100 dân số.
  • C. số lượng nữ giới tính trên 100 nam giới.
  • D. số lượng nam giới tính trên 100 nữ giới.

Câu 15: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc 

  • A. nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • B. bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • C. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
  • D. nâng cao tay nghề cho lao động.

Câu 16. Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do 

  • A. địa hình bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa.
  • B. nhiều dân tộc sinh sống, diện tích đất rộng.
  • C. chủ yếu trồng lúa, nhiều dân tộc sinh sống.
  • D. diện tích đất rộng, có nhiều khoáng sản.

Câu 17: Hiện nay, ở Tây Nguyên có

  • A. mỗi dân tộc đều có khu vực cư trú chung.
  • B. 20 dân tộc cùng chung sống. 
  • C. dân tộc sống riêng biệt, được ngăn cách bởi các tộc người, làng.
  • D. 53 dân tộc cùng chung sống.

Câu 18: Người Việt ở nước ngoài sinh sống nhiều nhất ở đâu?

  • A. Mỹ.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Cộng hòa Séc.
  • D. Đài Loan.

Câu 19: Liên hợp quốc cảnh báo đến năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn bao nhiêu triệu người?

  • A. 2 triệu người.
  • B. 4 triệu người.
  • C. 3,6 triệu người.
  • D. 1,95 triệu người.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác