Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 1: Dân tộc và dân số (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức bài 1: Dân tộc và dân số (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của dân tộc nước ta?

  • A. Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
  • B. Dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.
  • C. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi.
  • D. Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm cơ cấu theo nhóm tuổi và giới tính nước ta?

  • A. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng.
  • B. Việt Nam đang có xu hướng già hóa dân số.
  • C. Xu hướng già hóa dân số do tỉ lệ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.
  • D. Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta? 

  • A. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
  • B. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng.
  • C. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
  • D. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số dân.

Câu 4: Gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây? 

  • A. Quy mô dân số lớn.
  • B. Tuổi thọ ngày càng cao.
  • C. Cơ cấu dân số già.
  • D. Gia tăng cơ học cao.

Câu 5: Ý nào sau đây không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay? 

  • A. Tỉ số giới tính khi sinh mất cân đối, nam nhiều hơn nữ.
  • B. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.
  • C. Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số.
  • D. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.

Câu 6: Tây Nguyên là nơi cư trú của các dân tộc nào?

  • A. Gia-rai, Ê-đê, Ba na.
  • B. Kinh, Tày, Ba na.
  • C. Ê-đê, Khơ-me, Gia-rai.
  • D. H’Mông, Khơ-me, Ê-đê.

Câu 7: Các tỉnh đồng bằng ven biển phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của các dân tộc nào?

  • A. Kinh, Tày, Mường.
  • B. Ê-đê, Khơ-me, Hoa.
  • C. Khơ-me, Chăm, Hoa.
  • D. Ba na, Thái, Gia-rai.

Câu 8: Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi được biểu hiện ở

  • A. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi về thời gian.
  • B. Mỗi một vùng chỉ có tối đa 2 dân tộc cùng sinh sống.
  • C. Các dân tộc thiểu số phân bố không đồng đều, tập trung đông tại ven biển.
  • D. Phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta.

Câu 9: Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu người sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài?

  • A. 15 triệu người.
  • B. 5 triệu người.
  • C. 3 triệu người.
  • D. 7 triệu người.

Câu 10: Tính đến năm 2021, số dân nước ta là

  • A. 90 triệu người.
  • B. 98,5 triệu người.
  • C. 100 triệu người.
  • D. 86 triệu người.

Câu 11: Đặc điểm quy mô dân số Việt Nam là

  • A. Tỉ lệ tăng dân số nước ta có xu hướng tăng nhanh.
  • B. Quy mô dân số ít, mỗi năm chỉ tăng khoảng 500 nghìn người.
  • C. Quy mô dân số đông, xếp thứ 20 trên thế giới.
  • D. Đứng thứ 15 trên thế giới và thứ ba trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 12: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ ba sau

  • A. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
  • B. Cam-pu-chia và Phi-líp-pin.
  • C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
  • D. Lào và Ma-lai-xi-a.

Câu 13: Đặc điểm cơ cấu theo nhóm tuổi ở nước ta là

  • A. Tỉ lệ dưới 15 giảm, tỉ lệ dân số từ 15 đến 64 tuổi giảm.
  • B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi tăng, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên giảm.
  • C. Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng, tỉ lệ dân số từ 15 đến 64 tuổi tăng.
  • D. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác