Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm của quần cư nông thôn là gì?

  • A. Dân cư tập trung đông, chủ yếu làm việc trong ngành dịch vụ.
  • B. Dân cư phân tán, chủ yếu làm việc trong nông nghiệp.
  • C. Dân cư phân bố tập trung ở các thành phố lớn.
  • D. Chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp.

Câu 2: Vùng nào dưới đây dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa gạo?

  • A. Đồng bằng sông Hồng
  • B. Tây Nguyên
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long
  • D. Bắc Trung Bộ

Câu 3: Vùng kinh tế nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất của Việt Nam?

  • A. Tây Nguyên
  • B. Đông Nam Bộ
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4: Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi được biểu hiện ở

  • A. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi về thời gian.
  • B. Mỗi một vùng chỉ có tối đa 2 dân tộc cùng sinh sống.
  • C. Các dân tộc thiểu số phân bố không đồng đều, tập trung đông tại ven biển.
  • D. Phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của dân tộc nước ta?

  • A. Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
  • B. Dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.
  • C. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi.
  • D. Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam.

Câu 6: Dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở

  • A. thành thị
  • B. miền núi
  • C. cao nguyên
  • D. nông thôn

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm về quần cư thành thị?

  • A. Nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn, tổ dân số,...
  • B. Mật độ dân số thấp.
  • C. Công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu.
  • D. Đa chức năng như trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đổi mới sáng tạo.

Câu 8: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:

  • A. Đã qua đào tạo.                             
  • B. Lao động trình độ cao.
  • C. Chưa qua đào tạo.
  • D. Lao động đơn giản. 

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

  • A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn.
  • B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.
  • C. Có tác phong công nghiệp cao.
  • D. Chất lượng ngày càng nâng lên.

Câu 10: Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động khai thác hải sản ở nước ta?

  • A. Có dòng biển chảy ven bờ.
  • B. Có các ngư trường trọng điểm.
  • C. Có nhiều đảo, quần đảo.
  • D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Câu 11: Vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây chè chủ yếu dựa vào điều kiện nào sau đây?

  • A. Nhiều đồi núi thấp, giống cây tốt.
  • B. Địa hình phân bậc, nhiều loại đất.
  • C. Khí hậu nhiệt đới, đủ nước tưới.
  • D. Khí hậu cận nhiệt, đất thích hợp.

Câu 12: Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?

  • A. Thủy sản.
  • B. Lâm sản.
  • C. Nông sản.
  • D. Khoáng sản.

Câu 13: Thuận lợi nào sau đây có ý nghĩa to lớn đối với việc khai thác thủy sản?

  • A. Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển.
  • B. Nhân dân ta có kinh nghiệm về sản xuất thủy sản.
  • C. Dịch vụ thủy sản phát triển rộng khắp ở các vùng.
  • D. Các phương tiện tàu thuyền được trang bị tốt hơn.

Câu 14: Nội dung nào không quan trọng khi triển khai mô hình chăn nuôi tuần hoàn trong thực tế?

  • A. Nghiên cứu kĩ lưỡng về mô hình chăn nuôi tuần hoàn.
  • B. Hiểu rõ đặc điểm địa hình, khí hậu, điều kiện địa phương.
  • C. Không cải thiện hệ thống quản lí chất thải và nước thải.
  • D. Kiểm soát và đánh giá liên tục để theo dõi hiệu suất.

Câu 15: Phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ.
  • B. Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
  • C. Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng của xã hội.
  • D. Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất (thuỷ canh, khí canh,...).

Câu 16: Đặc điểm của các mỏ khoáng sản nước ta là:

  • A. Quy mô nhỏ, phân bố không tập trung.
  • B. Có trữ lượng lớn, dồi dào để sản xuất.
  • C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Tạo nguồn động lực để phát triển các ngành công nghiệp khác.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?

  • A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
  • B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
  • D. Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.

Câu 18: Vùng nào ở nước ta có lợi thế nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 19: Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có:

  • A. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.
  • B. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
  • C. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
  • D. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?

  • A. Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng.
  • B. Ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh.
  • C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.
  • D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.

Câu 21: Tuyến đường nào được xem là xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta?

  • A. Quốc lộ 1.
  • B. Đường Hồ Chí Minh.
  • C. Đường 14.
  • D. Đường 9.

Câu 22: Ngành du lịch có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
  • B. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.
  • C. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • D. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.

Câu 23: Thương mại không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.
  • B. Thương mại tạo ra thị trường, chỉ hoạt động mạnh trong nước.
  • C. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
  • D. Không gian hoạt động thương mại cả trong nước và ngoài nước.

Câu 24: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

  • A. Tập trung nhiều đồng bào dân tộc.
  • B. Thiếu tài nguyên khoáng sản.
  • C. Thiếu nguồn năng lượng.
  • D. Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • B. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.
  • C. Bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới.
  • D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác