Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đồng bằng sông Hồng được hình thành chủ yếu do:

  • A. Bồi đắp của sông Hồng và sông Thái Bình
  • B. Xâm thực của sóng biển
  • C. Tích tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu
  • D. Tích tụ phù sa của sông Đà

Câu 2: Đặc điểm nổi bật của kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. Trồng lúa nước
  • B. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
  • C. Trồng cây công nghiệp lâu năm
  • D. Chế biến gỗ

Câu 3: Đâu là loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên?

  • A. Lúa
  • B. Ngô
  • C. Cà phê
  • D. Cây ăn quả

Câu 4: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng?

  • A. Đất feralit.
  • B. Đất badan.
  • C. Đất xám phù sa cổ.
  • D. Đất phù sa.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.
  • B. Tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.
  • C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
  • D. Tài nguyên khoáng sản rất phong phú.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

  • A. Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
  • B. Có trữ lượng dầu khí đứng đầu cả nước.
  • C. Các ngành công nghiệp phát triển muộn.
  • D. Dân số thưa thớt, đa số là thiếu kinh nghiệm.

Câu 7: Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

  • A. vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
  • B. có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
  • C. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển.
  • D. có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

Câu 8: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng là:

  • A. đèo Ngang.
  • B. dãy núi Bạch Mã.
  • C. dãy núi Tam Điệp.
  • D. Sông Mã.

Câu 9: Phát biểu nào không phải là đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ?

  • A. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
  • B. Từ Tây sang Đông các tỉnh trong vùng đều có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
  • C. Đồng bằng tập trung ở phía Tây, đồi núi tập trung ở phía Đông.
  • D. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Câu 10: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển mạnh nhất ở các tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Đà Nẵng, Quảng Nam.
  • B. Quảng Ngãi, Bình Định.
  • C. Phú Yên, Khánh Hòa.
  • D. Ninh Thuận, Bình Thuận.

Câu 11: Duyên hải Nam Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào?

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12: Ý nào dưới đây là ảnh hưởng của sa mạc hóa tới xã hội vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Thiệt hại công trình, cơ sở hạ tầng.
  • B. Sức khỏe giảm sút, dịch bệnh xuất hiện.
  • C. Thiếu nước sản xuất.
  • D. Đói nghèo, thiếu lương thực vì năng suất sản xuất thấp.

Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của sa mạc hóa tới xã hội của vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm gây cạn kiệt nước sinh hoạt.
  • B. Phá hủy môi trường sinh kế của người dân, dẫn đến di cư tự phát.
  • C. Môi trường thủy sinh bị thu hẹp.
  • D. Xuất hiện dịch bệnh và thiếu lương thực.

Câu 14: Các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Tây Nguyên ?

  • A. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Khánh Hòa.
  • B. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Ninh Thuận.
  • C. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Thuận.
  • D. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.

Câu 15: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là gì?

  • A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
  • B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
  • C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.
  • D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.

Câu 16: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

  • A. đất badan và đất xám.
  • B. đất xám và đất phù sa.
  • C. đất badan và feralit.
  • D. đất xám và đất phèn.

Câu 17: Đâu là thế mạnh tự nhiên tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
  • B. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao.
  • C. Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa rất lớn.
  • D. Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Câu 18: Vùng kinh tế trọng điểm nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của nước ta?

  • A. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
  • B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
  • C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long.

Câu 19: Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế trọng điểm khác là gì?

  • A. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ kinh tế cao nhất.
  • B. Có số lượng các tỉnh ( thành phố) ít nhất.
  • C. Có khả năng hỗ trợ các vùng kinh tế khác.
  • D. Có ranh giới thay đổi theo thời gian.

Câu 20: Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là:

  • A. đá vôi, than bùn.
  • B. đá vôi, dầu khí.
  • C. dầu khí, than bùn.
  • D. dầu khí, ti tan.

Câu 21: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có:

  • A. nhiều vùng trũng ngập nước.
  • B. ba mặt giáp biển, ngư trường lớn.
  • C. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn.
  • D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

Câu 22: Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  • A. Xâm nhập mặn.
  • B. Cháy rừng.
  • C. Triều cường.
  • D. Thiếu nước ngọt.

Câu 23: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đẩy mạnh khai thác thủy sản khi có lũ về.
  • B. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.
  • C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.
  • D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 24: Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích khoảng:

  • A. 1 triệu km2.       
  • B. 2 triệu km2.       
  • C. 1,5 triệu km2.    
  • D. 2,2 triệu km2.

Câu 25: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta?

  • A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
  • B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
  • C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
  • D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác