Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thành phố nào sau đây là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Quy Nhơn
  • B. Đà Nẵng
  • C. Nha Trang
  • D. Phan Thiết

Câu 2: Vùng Tây Nguyên có thế mạnh lớn nhất về sản xuất loại cây công nghiệp nào sau đây?

  • A. Cà phê và cao su
  • B. Điều và tiêu
  • C. Bông và mía
  • D. Chè và lúa

Câu 3: Vùng Đông Nam Bộ có hệ thống giao thông phát triển nhờ:

  • A. Có nhiều sông ngòi lớn
  • B. Có nhiều cao nguyên bằng phẳng
  • C. Là nơi hội tụ nhiều tuyến giao thông huyết mạch
  • D. Gần biển Đông

Câu 4: Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là:

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 5: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  • A. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.
  • B. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm.
  • C. Phát huy các tiềm năng có sẵn; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
  • D. Phát triển nhanh đô thị hóa; giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường.

Câu 6: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang dẫn đầu 3 vùng trọng điểm về:

  • A. Diện tích.     
  • B. Mật độ dân số.     
  • C. GDP.
  • D. Giá trị sản xuất công nghiệp.

Câu 7: Nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cần tập trung phát triển theo hướng:

  • A. hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn và sản xuất hàng hóa.
  • B. mở rộng diện tích canh tác, quy hoạch thành các vùng chuyên canh lớn.
  • C. chuyển dịch cơ cấu ngành, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
  • D. sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có truyền thống sản xuất lâu đời.

Câu 8: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là:

  • A. lạc, mía, thuốc lá.
  • B. lạc, đậu tương, đay, cói.
  • C. dâu tằm, lạc, cói.
  • D. lạc, dâu tằm, bông, cói.

Câu 9: Tại sao việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp nhiều khó khăn?

  • A. Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.
  • B. Thiếu lực lượng lao động.
  • C. Ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt.
  • D. Mưa bão diễn ra quanh năm.

Câu 10: Các cánh đồng muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. Nha Trang và Phan Thiết.
  • B. Vân Phong và Cam Ranh.
  • C. Cà Ná và Sa Huỳnh.
  • D. Văn Lý và Sa Huỳnh.

Câu 11: Vì sao vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề làm muối?

  • A. Biển có độ mặn cao nhất cả nước.
  • B. Lượng mưa rất ít, vị trí sát biển.
  • C. Nhu cầu tiêu thụ muối lớn cho chế biến thủy sản đông lạnh.
  • D. Khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa rất thấp, ít cửa sông.

Câu 12: Ý nào dưới đây là ảnh hưởng của sa mạc hóa tới công nghiệp và xây dựng của vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Thiếu hụt nguyên liệu sản xuất từ ngành nông nghiệp, thủy sản.
  • B. Sức khỏe giảm sút, dịch bệnh xuất hiện.
  • C. Đất bị thoái hóa làm giảm diện tích canh tác.
  • D. Đói nghèo, thiếu lương thực vì năng suất sản xuất thấp.

Câu 13: Đâu là giải pháp bền vững để ứng phó sa mạc hóa ở Ninh Thuận - Bình thuận?

  • A. Đầu tư hạ tầng thủy lợi.
  • B. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng.
  • C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
  • D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 14: Ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là:

  • A. Công nghiệp khai khoáng.
  • B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
  • C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Chế biến nông - lâm sản.

Câu 15: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì?

  • A. Quy hoạch lại vùng chuyên canh.
  • B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
  • C. Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.
  • D. Tìm thị trường tiêu thụ ổn định.

Câu 16: Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?

  • A. Điều
  • B. Cà phê
  • C. Cao su
  • D. Hồ tiêu

Câu 17: Nhà máy thuỷ điện Trị An được xây dựng trên sông nào sau đây?

  • A. Đồng Nai.
  • B. Sài Gòn.
  • C. Bé.
  • D. Vàm cỏ Đông.

Câu 18: Tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là gì?

  • A. Dầu mỏ và khí đốt.
  • B. Nước khoáng và vàng.
  • C. Than đá và sắt.
  • D. Đá vôi và khí đốt.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta?

  • A. Nguồn lao động dồi dào, sớm tiếp cận kinh tế thị trường.
  • B. Được bổ sung nguồn nguyên liệu dồi dào ở các vùng khác.
  • C. Tài nguyên tự nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí.
  • D. Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao.

Câu 20: Loại đất nào có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đất nông nghiệp.
  • B. Đất lâm nghiệp.
  • C. Đất chuyên dùng.
  • D. Đất ở.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Lượng mưa lớn, tập trung từ tháng 3 đến tháng 9.
  • B. Chế độ nhiệt cao, ổn định, biên độ nhiệt năm nhỏ.
  • C. Khí hậu biểu hiện rõ tính chất cận xích đạo.
  • D. Tổng số giờ nắng cao, từ 2200 - 2700 giờ/năm.

Câu 22: Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?

  • A. Lên chậm, rút chậm.                        
  • B. Lên nhanh, rút nhanh.
  • C. Lên chậm, rút nhanh.                       
  • D. Lên nhanh, rút chậm.

Câu 23: Chủ động “Sống chung với lũ” để khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại là đặc trưng của vùng nào?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
  • C. Vùng đồi núi.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 24: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển?

  • A. Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng.
  • B. Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.
  • C. Môi trường biển là không chia cắt được.
  • D. Môi đảo biển có tính biệt lập nhất định.

Câu 25: Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh nào?

  • A. Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau.
  • B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
  • D. Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác