Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 kết nối bài 9: Dịch vụ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 9 kết nối tri thức Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 kết nối bài 9: Dịch vụ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9: DỊCH VỤ

I. Mục tiêu bài học

- Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

- Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính.

- Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông.

II. Bài học

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

a, Sự phát triển kinh tế

- Sự phát triển kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành dịch vụ, làm tăng quy mô, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ. 

- Sự phát triển kinh tế làm gia tăng nhu cầu sử dụng các hoạt động dịch vụ như giao thông vận tải, thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông,... 

b, Dân cư và nguồn lao động

- Số dân nước ta đông là thị trường tiêu thụ lớn. Mức sống của người dân ngày càng cao dẫn đến sức mua tăng lên, góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. 

- Nguồn lao động nước ta dồi dào, chất lượng lao động đang được nâng lên tạo điều kiện để nâng cao chất lượng ngành dịch vụ.

c, Vốn và khoa học công nghệ

- Nguồn vốn và việc đổi mới khoa học công nghệ làm thay đổi toàn diện hoạt động dịch vụ ở nước ta, góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ mới: giao thông thông minh, truyền thông số, thương mại điện tử,...

d) Cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng nước ta đang được hiện đại hoá góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dịch vụ, như giao thông, thương mại, du lịch,... 

- Một số đô thị trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo ngành dịch vụ và cửa ngõ hợp tác quốc tế, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

e) Chính sách

- Hệ thống chính sách có vai trò định hướng và tạo cơ hội phát triển các ngành dịch vụ. Việc kí kết các hiệp định thương mại với nhiều đối tác như EU, Trung Quốc, Nhật Bản,... giúp nước ta mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế.

- Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng có sự chênh lệch nên một số nơi hoạt động dịch vụ còn hạn chế, cơ sở vật chất một số vùng còn thiếu thốn và xuống cấp.

g) Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí: Nước ta ở gần trung tâm Đông Nam Á, trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á – Thái Bình Dương, tạo thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, xây dựng các tuyến du lịch, giao thông với khu vực và thế giới.

- Điều kiện tự nhiên tạo tiền đề cho việc phát triển các ngành dịch vụ.

+ Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ diễn ra quanh năm. 

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc có thể phát triển du lịch sông nước và giao thông đường sông.

- Tuy nhiên, địa hình nhiều đồi núi, chia cắt mạnh; các thiên tai gây khó khăn cho hoạt động của các ngành dịch vụ. 

2. Một số ngành dịch vụ

a, Giao thông vận tải:

- Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không,... Hệ thống đường giao thông đã tạo thành mạng lưới phủ khắp các địa phương và đang được nâng cao chất lượng, hiện đại hoá. 

- Đường ô tô: là loại hình giao thông quan trọng nhất ở nước ta. Các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, miền, trung tâm kinh tế, hành chính; nối liền với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế. 

- Đường sắt: Tuyến quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất. Một số tuyến khác là Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai,... 

- Đường biển: Nước ta có 34 cảng biển (năm 2021), trong đó hai cảng đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu. 

- Đường sông: Các tuyến đường sông được phát triển trên một số hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Cửu Long

- Đường hàng không: Năm 2021, nước ta có 22 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa. Ba cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta là Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).

b, Bưu chính viễn thông

- Bưu chính viễn thông là ngành quan trọng, góp phần vào việc nâng cao đời sống người dân, tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.

- Mạng lưới bưu chính viễn thông phủ khắp cả nước. Các đô thị là nơi tập trung các dịch vụ bưu chính viễn thông hiện đại.

- Bưu chính: phát triển đa dạng và hiệu quả hơn. Các dịch vụ truyền thống như: chuyển, nhận thư, bưu kiện,... từng bước chuyển sang dịch vụ số. Bưu chính hợp tác với các ngành sản xuất và dịch vụ khác (tài chính ngân hàng, logistics, vận tải,...) nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Viễn thông: Phát triển công nghệ tiên tiến, dịch vụ hiện đại và nâng cao chất lượng. Viễn thông tập trung vào chuyển đổi số và phát triển dịch vụ dựa trên các công nghệ 5G, internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),... 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 9 KNTT Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 kết, kiến thức trọng tâm Địa lí 9 kết nối tri thức Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 kết, Ôn tập Địa lí 9 kết nối tri thức Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 kết

Bình luận

Giải bài tập những môn khác