Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối ôn tập Chương 2: Di truyền nhiễm sắc thể (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối tri thức ôn tập Chương 2: Di truyền nhiễm sắc thể (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gene trong ti thể liên quan đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Tuy nhiên, đột biến xảy ra ở gene này thường không gây chết cho thể đột biến. Giải thích nào sau đây hợp lí?

  • A. Trong tế bào của thể đột biến có tỉ thể mang gene bình thường và ti thể mang gene đột biến.
  • B. Gene trong ti thể phân chia không đều cho các tế bào con.
  • C. Gene trong ti thể không được di truyền cho thế hệ sau.
  • D. Do sự di truyền của gene trong ti thể không liên quan đến sự di truyền của gene trong nhân.

Câu 2: Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gene trên DNA ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:

  • A. Gene trong ti thể chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.
  • B. Gene trong ti thể không có allele tương ứng nên dễ biểu hiện ở đời con.
  • C. Gene trong ti thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.
  • D. Con đã được nhận gene bình thường từ bố.

Câu 3: Phương pháp nào sau đây nghiên cứu các đặc điểm về số lượng, hình dạng, kích thước NST của bộ NST bình thường cũng như bộ NST bất thường ở người?

  • A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
  • B. Phương pháp nghiên cứu nhiễm sắc thể người.
  • C. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
  • D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 4: Lúa mì hoang dại (Aegilops speltoides) có bộ NST 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) của loài này có số lượng NST là

  • A. 15.
  • B. 14.
  • C. 13.
  • D. 21.

Câu 5: Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Down?

  • A. Thể ba NST số 23.
  • B. Thể một NST số 23.
  • C. Thể một NST số 21.
  • D. Thể ba NST số 21.

Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzyme amylase ở đại mạch?

  • A. Lặp đoạn.
  • B. Chuyển đoạn.
  • C. Đảo đoạn.
  • D. Mất đoạn.

Câu 7: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene nào sau đây tạo ra giao tử ab?

  • A. AaBB.
  • B. Aabb.
  • C. AAbb.
  • D. aaBB.

Câu 8: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gene đồng hợp?

  • A. aa × aa.
  • B. AA × aa.
  • C. Aa × Aa.
  • D. Aa × Aa.

Câu 9: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene TRẮC NGHIỆM đã xảy ra hoàn vị gene. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra, tần số hoán vị gene được tính bằng tổng tỉ lệ phần trăm của 2 loại giao tử nào sau đây?

  • A. BDbd.
  • B. bdbD.
  • C. BdbD.
  • D. Bdbd.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái.
  • B. Ở châu chấu, con đực có thể tạo giao tử mang nhiễm sắc thể X và giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính.
  • C. Ở một số loài côn trùng như bướm, các thể đực là giới đồng giao tử, các thể cái là giới dị giao tử.
  • D. Giới tính ở sinh vật không phải luôn được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 11: Hiện tượng trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) xảy ra khi: 

  • A. Sản phẩm của allele này không đủ để lấn át sự biểu hiện của allele kia. 
  • B. Sản phẩm của allele này vừa đủ để lấn át sự biểu hiện của allele kia.
  • C. Có sự pha trộn vật chất di truyền trong tế bào. 
  • D. Cả hai allele khác nhau của cùng một gene đều biểu hiện kiểu hình riêng. 

Câu 12: Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Số nhóm liên kết ở loài động vật này là bao nhiêu?

  • A. 16.
  • B. 8.
  • C. 9.
  • D. 17.

Câu 13: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này có thể là

  • A. 18,75%.
  • B. 75%.
  • C. 6,25%.
  • D. 12,50%.

Câu 14: Cho biết mỗi gene quy định 1 tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1?

  • A. AaBb × AaBb.
  • B. Aabb × AaBb.
  • C. Aabb × aaBb.
  • D. AaBb × aaBb.

Câu 15: Tại sao ở kì trung gian, nhiễm sắc thể lại cần được dãn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau?

  • A. Để thuận lợi cho tái bản DNA, phiên mã tạo RNA và dịch mã tạo nên protein.
  • B. Để thuận lợi cho tái bản DNA và nhân đôi NST ở pha S của chu kì tế bào.
  • C. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G1 ở kì trung gian.
  • D. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G2 ở kì trung gian.

Câu 16: Một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, 2 cặp gene này phân li độc lập. Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây có 2 allele trội ở F2 chiếm tỉ lệ

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. TRẮC NGHIỆM.
  • D. TRẮC NGHIỆM.

Câu 17: Allele A và B thuộc hai gene A và B quy định enzyme xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa các chất tiền thân không màu (màu trắng) tạo ra sản phẩm làm cho vỏ ốc Physa heterostroha có màu nâu. Nếu một trong hai hoặc cả hai allele bị đột biến mất chức năng thì vỏ ốc sẽ có màu gì? 

  • A. Màu nâu. 
  • B. Màu trắng.
  • C. Màu nâu nhạt. 
  • D. Màu nâu sọc trắng. 

Câu 18: Bệnh máu khó đông (hemophilia) là bệnh di truyền liên kết giới tính do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X và không gây chết ở tuổi còn trẻ. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Bố bị máu khó đông và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con gái bị bệnh là 25%.
  • B. Bố không bị bệnh và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 25% và đó là con trai.
  • C. Bố bị máu khó đông và mẹ không mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 50%.
  • D. Mẹ bị máu khó đông thì con trai cũng bị máu khó đông.

Câu 19:Hầu hết các tính trạng quy định tốc độ sinh trưởng, năng suất, cân nặng, … đều thuộc loại: 

  • A. Tính trạng số lượng. 
  • B. Tính trạng chất lượng. 
  • C. Tính trạng trội. 
  • D. Tính trạng lặn. 

Câu 20: Đặc điểm chung của hai người có kiểu gene IAIvà IAIlà: 

  • A. Đều có nhóm máu A.  
  • B. Đều không có kháng nguyên IB trên bề mặt hồng cầu.
  • C. Đều có kháng nguyên IO trên bề mặt hồng cầu.            
  • D. Đều có kháng nguyên IA trên bề mặt hồng cầu. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác