Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập bài 2_p2_Thơ sáu chữ, bảy chữ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP BÀI 2. THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ (PHẦN 2)

Câu 1. “Những kí ức thân thương về mẹ sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ từ hình dáng thấp sau chiếc “áo đỏ” đến ……………..”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  •    A. Hình ảnh vẫn còn thương nhớ
  •    B. Hình ảnh mà tôi vẫn luôn mường tượng
  •    C. “Nét cười đen nhánh sau tay áo”
  •    D. “Ánh trưa hè”

Câu 2. Trong bài thơ Nắng mới, kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” gắn liền với hình ảnh:

  •    A. Gà trưa gáy não nùng.
  •    B. Mẹ đi ra ngoài đồng làm việc trong buổi nắng sớm.
  •    C. Nắng chiếu qua song cửa.
  •    D. Mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về.

Câu 3. Thể thơ của bài thơ Đường về quê mẹ là:

  •  A. Thơ thất ngôn ngũ khổ
  •  B. Thơ bảy chữ
  •  C. Thơ sáu chữ
  •  D. Thơ lục bát

Câu 4. Cho câu văn: “Bác sĩ đang khám tử thi”.

Từ Hán Việt “tử thi” được dùng để làm gì?

  •    A. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo
  •    B. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
  •    C. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc
  •    D. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

Câu 5. Cho đoạn trích:

“Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.”

Các từ Hán Việt “kinh đô, yết kiến, Trẫm, bệ hạ, thần” được dùng để làm gì?

  •    A. Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn
  •    B. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
  •    C. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo
  •    D. Những từ này không phải từ Hán Việt.

Câu 6. Sắc thái nghĩa của từ "trắng" trong câu thơ sau: "... những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá. "

  •    A. Trắng nhợt, trắng bị phai màu
  •    B. Trắng mịn màng ( trông đẹp )
  •    C. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ
  •    D. Trắng đều trên một diện tích rất rộng

Câu 7. Bài thơ Nếu mai em về quê mẹ là lời của ai?

  •    A. Của người cha
  •    B. Của người con, nhân vật “tôi”
  •    C. Của người mẹ
  •    D. Của những người đi làm đồng ngày hôm đó

Câu 8. Câu nào sau đây nói đúng về thiên nhiên của Chiêm Hoá trong bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa?

  •    A. Thiên nhiên có những thứ đẹp như những ngọn đồi xanh, cây đào hồng thắm nhưng cũng có cả những thứ xấu xí.
  •    B. Một vùng núi non sông nước đang tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
  •    C. Thiên nhiên bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.
  •    D. Một vùng núi non sông nước huyền ảo vô cùng vô tận.

Câu 9. Sắc thái nghĩa của từ "xanh" trong câu thơ sau: "Suối dài xanh mướt nương ngô"

  • A. Xanh tươi mỡ màng
  •  B. Xanh một màu xanh trên diện rộng

  •  C. Xanh lam đậm và tươi ánh lên

  •  D. Xanh tươi đằm thắm

Câu 10. Chiêm Hoá là:

  •  A. Một xã ở Cao Bằng
  •  B. Một huyện ở Tuyên Quang
  •  C. Một thành phố ở Điện Biên Phủ.
  •  D. Một huyện ở Đắc Lắc

Câu 11. Thể thơ của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa là gì?

  • A. Thơ bảy chữ

  •  B. Thơ sáu chữ
  •  C. Thơ lục bát

  •  D. Thơ thất ngôn bát cú

Câu 12. Ở khổ 3 của bài thơ Nắng mới, chân dung người mẹ dần hiện ra rõ nét hơn với:

  •    A. Một không gian thơ mộng, giàu hình ảnh.
  •    B. Một “nét cười” vừa lấp lánh toả sáng, vừa kín đáo, nhẹ nhàng.
  •    C. Một “nét cười” hồn nhiên, tươi trẻ.
  •    D. Một “nét cười” chứa trong đó những niềm tin mãnh liệt của người mẹ dành cho nhân vật “tôi”

Câu 13. Câu nào trong khổ thơ thứ năm của bài thơ Đường về quê mẹ có hàm ý thể hiện vẻ đẹp dân dã, thôn quê của người mẽ?

  • A. Bóng u hay bóng người thôn nữ
  •  B. Cúi nón mang đi cặp má hồng

  •  C. Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng

  •  D. Tà áo nâu in giữa cánh đồng

Câu 14. Câu nào trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá?

  • A. Câu thứ nhất

  •  B. Câu thứ hai và thứ ba
  •  C. Câu thứ hai

  •  D. Câu thứ ba và thứ tư

Câu 15. Cho câu văn: “Người lớn bây giờ có xu hướng thích xem phim hoạt hình”.

Từ Hán Việt “người lớn” được dùng để làm gì?

  •    A. Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn
  •    B. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
  •    C. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo
  •    D. Từ này không phải từ Hán Việt.

Câu 16. Cho câu văn: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Từ Hán Việt “phụ nữ” được dùng để làm gì?

  •    A. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
  •    B. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
  •    C. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo
  •    D. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc

Câu 17. Sắc thái nghĩa của từ "xanh" trong câu thơ sau: "Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc"

  •  A. Xanh lam đậm và tươi ánh lên
  •  B. Xanh tươi mỡ màng
  •  C. Xanh tươi đằm thắm
  •  D. Xanh một màu xanh trên diện rộng

Câu 18. Trong bài thơ Đường về quê mẹ, từ “lưng” trong câu thơ thứ hai khổ 5 vần với từ nào sau đây?

  •  A. Hồng
  •  B. Nữ
  •  C. Đồng
  •  D. Không có từ nào.

Câu 19. Ai là tác giả của bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”?

  • A. Đoàn Thị Điểm

  •  B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

  •  C. Mai Liễu
  •  D. Đặng Trần Côn

Câu 20. Ở khổ thơ thứ hai trong bài thơ Nắng mới, hình ảnh người mẹ được khắc hoạ như thế nào?

  •    A. Giống như một nét phác gợi lên sự vui vẻ của ngày còn nhỏ.
  •    B. Chưa được khắc hoạ trực tiếp mà chỉ thoáng ẩn hiện sau màu áo đỏ, sau lưng giậu thưa đậm màu nắng mới.
  •    C. Được khắc hoạ gián tiếp thông qua những từ ngữ chỉ ngày còn nhỏ của tác giả.
  •    D. Được khắc hoạ mạnh mẽ, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhờ những hình ảnh giá trị như “áo đó”, “giậu phơi”.

Câu 21. Xác định cách chơi chữ của câu có từ mang sắc thái sau: "Chân lí là cái lí có chân"

  •    A. Dựa vào hiện tượng đồng âm
  •    B. Điệp từ ngữ
  •    C. Lối chơi chữ tách các tiếng trong từ
  •    D. Dựa vào hiện tượng đa nghĩa

Câu 22. Sắc thái nghĩa của từ "xanh" trong câu thơ sau: "Tháng 8 trời thu xanh thắm"

  • A. Xanh tươi mỡ màng

  •  B. Xanh lam đậm và tươi ánh lên

  •  C. Xanh một màu xanh trên diện rộng

  •  D. Xanh tươi đằm thắm

Câu 23. Cách gieo vần chủ yếu của bài thơ Nắng mới là:

  • A. Vần bằng

  •  B. Vần thông
  •  C. Vần sát

  •  D. Vần cách

Câu 24. Nhịp thơ trong câu thơ “Cúi nón mang đi cặp má hồng” là:

  • A. 4/3
  •  B. 2/2/1/2

  •  C. 2/2/2/1

  •  D. 3/4

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác