Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều bài 4: Thi nói khoác (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 4 Thi nói khoác - sách Ngữ văn 8 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Thi nói khoác”?

  • A.Nguyễn Trãi
  • B.Nguyễn Du 
  • C.NXB Kim Đồng
  • D.Tác giả dân gian

Câu 2: Văn bản “Thi nói khoác” thuộc thể loại gì?

  • A.Truyện ngắn
  • B.Truyện ngụ ngôn
  • C.Truyện cười
  • D.Truyện cổ tích

Câu 3: Truyện này:

  • A.Ngắn gọn
  • B.Tương đối dài
  • C.Rất dài
  • D.Không thể xác định được độ dài 

Câu 4: Cốt truyện của văn bản này:

  • A.Đơn giản
  • B.Tương đối phức tạp
  • C.Rất phức tạp
  • D.Có vô vàn nút thắt

Câu 5: Nói khoác là gì?

  • A.Nói những điều đúng với sự thật
  • B.Nói những điều không đúng với sự thật
  • C.Nói về những dự định trong tương lai
  • D.Bàn về những sự việc trong quá khứ 

Câu 6: Thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng là lời nói khoác của ai?

  • A.Quan thứ nhất
  • B.Quan thứ hai
  • C.Quan thứ ba
  • D.Quan thứ tư 

Câu 7: Câu “Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta! là lời của ai?

  • A.Quan Thượng thư
  • B.Quan thẩm tra
  • C.Quan thứ nhất
  • D.Anh lính hầu

Câu 8: Số lượng nhân vật trong truyện này như thế nào?

  • A.Có quá nhiều nhân vật, chia thành nhiều tuyến
  • B.Có nhiều nhân vật nhưng đơn tuyến
  • C.Ít nhân vật
  • D.Đa dạng nhân vật

Câu 9: Bối cảnh của cuộc thi nói khoác là gì?

  • A.Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác.
  • B.Giữa cánh đồng làng quê lúc ban chiều đầy nắng và gió.
  • C.Bốn quan là những người lọt vào bán kết cuộc thi nói khoác do triều đình tổ chức.
  • D.Cả A và C. 

Câu 10: Quan thứ nhất nói khoác về điều gì?

  • A.Cụ tổ tám mươi đời nhà tôi là họ hàng xa với vua.
  • B.Thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng.
  • C.Thấy một con trâu to có thể liếm một cái hết cả sào mạ.
  • D.Tất cả các đáp án trên. 

Câu 11: Quan thứ nhất khi thấy mình thua quan thứ hai bèn làm gì?

  • A.Dỗi, bỏ đi
  • B.Đánh cho quan thứ thư một trận
  • C.Giục quan thứ ba lên tiếng
  • D.Phản bác lại

Câu 12: Chi tiết gây cười ở lời nói khoác của quan thứ ba là gì?

  • A.Cây cầu dài, đứng bên này không trông thấy bên kia
  • B.Hai bố con nhà nọ mỗi người ở một đầu.
  • C.Ông bố chết vì không nhìn thấy con
  • D.Khi con sang đưa đám ma thì mới biết đã đoạn tang được ba năm rồi.

Câu 13: Cây mà ông thứ tư nói khoác cao đến mức nào?

  • A.Không tả nổi, chỉ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ cánh bay đi rồi
  • B.Cao đến tận mây xanh
  • C.Cao bằng mấy chục cái đình cộng lại
  • D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Ngôn ngữ trong văn bản như thế nào?

  • A.Giản dị, bình dân, thông tục
  • B.Cao sang, quyền quý
  • C.Mang tính chất pháp lệnh
  • D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Câu nào tóm tắt đúng nội dung của văn bản?

  • A.Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau nhưng không ai chịu nhường ai nên đánh nhau chết.
  • B.Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau, sau cùng khi bốn ông đều cảm thấy vui thì tự nhiên bị lừa bởi một tên lính nói khoác.
  • C.Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau, tưởng rằng ông quan thứ tư là giỏi nhất nhưng thực ra tên lính giỏi hơn.
  • D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?

  • A.Những câu nói khoác đá đểu nhau của các ông quan
  • B.Tình huống anh lính nói khoác để lừa các ông quan
  • C.Sự tinh tế, uyển chuyển của lời văn
  • D.Cả A và B.

Câu 17: Văn bản chủ yếu nhằm mục đích gì?

  • A.Thể hiện cái tôi cá nhân
  • B.Mua vui
  • C.Châm biếm, đả kích, phê phán thói hư tật xấu
  • D.Tất cả các đáp án trên. 

Câu 18: Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

  • A.Bốn ông quan không thể tin rằng mình lại có thể bị lừa dễ dàng như vậy
  • B.Bốn ông quan biết rằng hoá ra anh lính là một viên quan lớn, đang đóng giả để đi thám thính dân tình.
  • C.Bốn ông quan nhận ra không phải là ông quan lớn nào ra lệnh cả mà chỉ là câu nói chơi của anh lính.
  • D.Tất cả các đáp án trên. 

Câu 19: Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

  • A.Vì hai ông quan này đều dùng cái thứ mà hai ông kia nói khoác để làm nên phần nói khoác của mình.
  • B. Vì hai ông quan này đều hiểu rõ tâm tư, tình cảm của hai ông kia.
  • C.Vì phần nói khoác của hai ông quan này đều không tinh tế bằng phần của hai ông kia.
  • D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì có ích cho cuộc sống của mình?

  • A.Phải biết cách dùng ý của người khác để đá đểu chính người đó
  • B.Không bao giờ được nói khoác
  • C.Cả A và B.
  • D.Không có bài học gì vì truyện này không nhằm mục đích khuyên răn.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều mới, trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Thi nói khoác , Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác