Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 9: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 9 Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự(P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự được trích trong?

  • A. Hùng – chàng trai nước Pháp
  • B. Tuấn – chàng trai nước Việt
  • C. Bảo – chàng trai nước Mỹ
  • D. Phong – chàng trai nước Đức

Câu 2: Các chi tiết nào dưới đây miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu?

  • A. “…chiếc cổng sơ sài bằng hai trụ gỗ, trên đóng ngang một tấm bảng để một dòng chữ đen…”
  • B. “Chiếc cổng dựng ngay giữa một hàng rào cây, và luôn luôn mở rộng”
  • C. “Nhà có ba gian rộng rãi, để trống”
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Khi bước vào ngôi nhà, Tuấn và Quỳnh có tâm trạng như thế nào?

  • A. Buồn chán
  • B. Hạnh phúc
  • C. Hồi hộp
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Qua lời của nhân vật Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên như thế nào?

  • A. “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”
  • B. bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong….- tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”
  • C. “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Vì sao Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?

  • A. Vì Tuấn đã gặp được người tri kỉ của mình
  • B. Vì Tuấn được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp
  • C. Vì Tuấn được đến thăm cụ Phan Bội Châu như mong đợi từ lâu
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai?

  • A. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ nhân vật Tuấn
  • B. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ nhân vật Quỳnh
  • C. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ tác giả
  • D. Đáp án khác

Câu 7: Tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản là gì?

  • A. Giúp tăng tính thuyết phục của văn bản
  • B. Giúp cho tác giả có nhiều tùy chọn hơn trong việc sáng tác.
  • C. Giúp cho việc truyền đạt thông điệp của tác giả được hiệu quả hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Nội dung chính của văn bản là gì?

  • A. Nói về hành trình khám phá những nền văn hóa mới của Tuấn và Quỳnh
  • B. Nói về hành trình khám phá những vùng đất mới của Tuấn
  • C. Thể hiện niềm kính trọng của tác giả nói riêng và của toàn dân tộc nói riêng đối với Phan Bội Châu – một nhà yêu nước lỗi lạc
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn giống và khác thế nào so với những gì trước khi đọc văn bản?

  • A. Cụ Phan Bội Châu là một người với tính cách nghiêm khắc lạnh lùng và có phần bộc trực
  • B. Cụ Phan Bội Châu là người khó gần, tính khí thanh cao, tự kiêu, tự phụ
  • C. Cụ Phan Bội Châu là người dễ gần, hòa đồng, tự nhiên
  • D. Cụ Phan Bội Châu là người vô cùng lịch sự nhã nhặn, vô cùng từ tốn nhưng vẫn toát lên sự tôn nghiêm tôn kính

Câu 10: Theo bạn, câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ?

  • A. Cho thấy những biến đổi trong lịch sử nước ta từ năm 2000 đến nay
  • B. Cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay
  • C. Cho thấy những khó khăn, vất vả mà nhân dân ta phải gánh chịu trong thời kỳ phong kiến
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Cụ Phan Bội Châu đã đưa cho hai cậu học trò Tuấn và Quỳnh hai quyển sách nào?

  • A. Nam quốc dân tu trí và Nữ quốc dân tu trí
  • B. Bản án chế độ Thực dân Pháp và Nữ quôc dân tu trí
  • C. Tuyên ngôn độc lập và Nam quốc dân tu trí
  • D. Bình Ngô đại cáo và Quốc âm thi tập

Câu 12: Nhà của cụ Phan Bội Châu làm bằng gì?

  • A. Nhà đất
  • B. Nhà tranh
  • C. Nhà rơm
  • D. Nhà sàn

Câu 13: Nhà của cụ Phan Bội Châu tượng trưng cho điều gì?

  • A. Lớp người tri thức trong xã hội phong kiến Việt Nam
  • B. Tinh thần anh dũng của dân tộc, cho truyền thống bất khuất của nhân dân Việt Nam
  • C. Lớp người yêu nước thời bấy giờ, muốn đấu tranh giải phóng dân tộc
  • D. Tinh thần đoàn kết, yêu thương giống nòi của dân tộc Việt Nam

Câu 14: Ngoài sân, nơi góc bên phải ngôi nhà cụ Phan Bội Châu, Tuấn đã thấy điều gì?

  • A. Một cây cổ thụ khổng lồ
  • B. Một ngôi mộ cổ kính
  • C. Một tượng đài hùng vĩ
  • D. Một ngôi miếu nho nhỏ

Câu 15: Hai bức tranh “Cá chậu”, “Chim lồng” biểu trưng cho điều gì?

  • A. Tài năng hội họa của cụ Phan Bội Châu
  • B. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của đất nước ta
  • C. Hoàn cảnh đất nước, nhân dân ta bị kìm kẹp, không được tự do giống như cá nhốt trong chậu và chim bị nhốt trong lồng
  • D. Tâm hồn cảm nhận nghệ thuật đến đỉnh cao của cụ Phan Bội Châu

Câu 16: Tấm lòng của người dân đồng bào đối với cụ Phan Bội Châu thể hiện ở chi tiết nào?

  • A. Nhà cụ lợp bằng tranh, ở giữa một xóm tranh, và cao ráo khoáng đãng, tiền của đồng bảo toàn quốc khắp ba kì, tự động đóng góp, chứng tỏ lòng nhiệt thành chiêm ngưỡng của đồng bào sùng bái cụ
  • B. Thế hệ thanh niên của Tuấn rất hãnh diện có được một vị thần sống như thế để sùng bái, để thờ. Cho nên, những bạn bè của Tuấn và Tuấn đều triệt để tuân theo những lời giáo huấn của cụ, say mê đọc các thi văn của cụ, coi những bài, những sách cụ viết ra như những lời châu ngọc
  • C. Đến Huế ngày đầu tiên, Tuấn đến thăm cụ Phan Bội Châu và sau khi đã được chiêm ngưỡng dung nhan của cụ, được vinh dự hầu chuyện trên ba tiếng đồng hồ với cụ, được hỏi han khuyên bảo, Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 17: Ba gian nhà tranh của cụ tượng trưng cho điều gì?

  • A. Tình đồng chí, đồng đội vững chãi
  • B. Nam Trung Bắc, cùng nhau như anh em một nhà
  • C. Tinh thần bất khuất, cứng cỏi, vững chắc của cụ Phan Bội Châu
  • D. Hai miền Nam Bắc hòa cùng làm một, như anh em một nhà

Câu 18: Cụ Phan Bội Châu đưa cho Tuấn và Quỳnh hai quyển sách và dặn dò điều gì?

  • A. Nên đọc chúng thật kĩ để hiểu những lời cụ nói
  • B. Nên xem hai quyển sách này để hiểu về đường lối cứu nước
  • C. Nên đọc và đúc kết ra những kinh nghiệm chiến đấu thực tiễn
  • D. Nên đọc hai quyển sách nhỏ này để trở thành người Quốc gia

Câu 19: Câu văn: “Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”, sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 20: Cụ Phan Bội Châu đã dạy Tuấn và Quỳnh những gì?

  • A. Giáo huấn về lòng yêu nước, yêu dân
  • B. Cách để đánh thắng giặc ngoại xâm
  • C. Giáo huấn về lẽ sống ở đời của đấng nam nhi
  • D. Cách để học giỏi hơn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác