Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?
- A. Năng lượng địa nhiệt
B. Năng lượng từ than đá
- C. Năng lượng sinh khối
- D. Năng lượng từ gió
Câu 2: Vì sao phải tiết kiệm năng lượng?
- A. để tiết kiệm chi phí
- B. bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo
- C. góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường
D. Cả 3 phương án trên
Câu 3: Trong các hành động sau đây, hành động nào lãng phí năng lượng?
- A. Ti vi không dùng nhưng vẫn bật.
- B. Trời sáng nhưng vẫn bật đèn.
- C. Hai bếp đun đã sôi nhưng không tắt bếp.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 4: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
- A. Hình thái đa dạng.
B. Có xương sống.
- C. Kích thước cơ thể lớn.
- D. Sống lâu.
Câu 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động thực?
- A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
- B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó
D. Cả B và C
Câu 6: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
- A. Thảo nguyên
- B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc
- D. Rừng ôn đới
Câu 7: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?
- A. Các mùa trong năm.
B. Sự luân phiên ngày, đêm.
- C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.
- D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Câu 8: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
- B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
- C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
- D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 9: Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là:
- A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ
- B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường
- C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động
D. Cả B và C
Câu 10: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, xăng, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?
- A. 3
B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 11: Động năng của vật là
- A. năng lượng do vật có độ cao.
- B. năng lượng do vật bị biến dạng.
- C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao.
D. năng lượng do vật chuyển động.
Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu) khi đốt cháy, chúng giải phóng … (1)… được chuyển hóa thành …(2)… và …(3)….” .
- A. (1) năng lượng, (2) hóa năng, (3) nhiệt năng
- B. (1) hóa năng, (2) năng lượng, (3) nhiệt năng
C. (1) năng lượng, (2) nhiệt năng, (3) quang năng
- D. (1) quang năng, (2) nhiệt năng, (3) hóa năng,
Câu 13: Trong quá trình bóng đèn sáng, năng lượng hao phí là?
- A. Quang năng
B. Nhiệt năng làm nóng bóng đèn
- C. Năng lượng âm
- D. Điện năng
Câu 14: Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?
- A. Rêu
B. Dương xỉ
- C. Hạt trần
- D. Hạt kín
Câu 15: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:
- A. thế năng chuyển hóa thành động năng.
- B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
- D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.
Câu 16: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:
A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
- B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
- C. Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ Trái Đất.
- D. Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 17: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
- A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
- C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
- D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và tự quay quanh nó.
B. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.
- C. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.
- D. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.
Câu 19: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
- A. Cung cấp thức ăn
- B. Ngăn biến đổi khí hậu
- C. Giữ đất, giữ nước
D. Cung cấp thức ăn, nơi ở
Câu 20: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh
- B. Hải Vương tinh
- C. Thiên Vương tinh
- D. Hỏa tinh
Câu 21: Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:
- A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.
- B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.
- C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.
D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.
Câu 22: Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?
- A. Cầm bút viết bài
- B. Chơi nhảy dây
- C. Bế em bé
D. Đọc một trang sách
Câu 23: Nước trong ấm được đun sôi là nhờ
A. năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.
- B. năng lượng từ bếp truyền cho môi trường bên ngoài nóng lên.
- C. năng lượng từ không khí truyền cho ấm nước.
- D. tác dụng lực của ấm đặt trên mặt bếp .
Câu 24: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?
A. Ban ngày
- B. Ban đêm
- C. Giữa trưa
- D. Nửa đêm
Câu 25: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?
- A. Vẫn đứng yên.
B. Chuyển động nhanh dần.
- C. Chuyển động chậm dần.
- D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.
Câu 26: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
- B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
- C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
- D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.
Câu 27: Khi một vật được thả rơi ở độ cao càng lớn thì
- A. lực tác dụng xuống mặt đất càng nhỏ
- B. lực tác dụng xuống mặt đất không thay đổi
C. lực tác dụng xuống mặt đất càng lớn
- D. chưa đủ yếu tố để xác định được độ lớn lực tác dụng xuống mặt đất.
Câu 28: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
- A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi
B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói
- B. Da tái, đau họng, khó thở
- D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ
Câu 29: Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:
Cách 1: Lăn vật trên mặt phẳng nghiêng
Cách 2: Kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Trong 2 cách trên cách nào lực ma sát lớn hơn làm bạn Lan tốn nhiều sức để đưa vật lên hơn?
- A. Lăn vật
B. Kéo vật
- C. Cả 2 cách như nhau
- D. Không so sánh được
Câu 30: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?
- A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.
- B. Người đạp xe khum lưng khi đi.
C. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.
- D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.
Câu 31: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?
- A. Hạt mưa rơi
B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.
- C. Mẹ em mở cánh cửa sổ.
- D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.
Câu 32: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
- A. Nấm hương
- B. Nấm mỡ
C. Nấm men
- D. Nấm linh chi
Câu 33: Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào sau đây?
A. Kính thiên văn
- B. Kính viễn vọng
- C. Kính hiển vi
- D. Ống nhòm
Câu 34: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nguyên sinh vật với con người?
A. Cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của con người
- B. Cung cấp thực phẩm cho con người
- C. Dùng làm nguyên liệu trong sản xuất chất dẻo
- D. Chỉ thị độ sạch của nước
Câu 35: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
- A. Trái Đất
- B. Mặt Trời
- C. Mặt Trăng
D. Người đứng trên mặt đất
Câu 36: Khi nước chảy từ trên cao xuống nó có dạng năng lượng nào?
- A. động năng
- B. thế năng hấp dẫn
C. cả động năng và thế năng hấp dẫn
- D. năng lượng khác
Câu 37: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
- A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
- B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
- C. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 38: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A. Nấm hương
- B. Nấm bụng dê
- C. Nấm mốc
- D. Nấm men
Câu 39: Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng
- B. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh
- C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng
- D. Xe đạp đang xuống dốc
Câu 40: Sắp xếp các độ lớn của lực trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần?
1: Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi
2: Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung
3: Lực của tay tác dụng để đẩy nôi em bé
4: Lực của tay lực sĩ tác dụng lên quả tạ
A. 1 → 2 → 3 → 4
- B. 4 → 3 → 2 → 1
- C. 3 → 2 → 1 → 4
- D. 1 → 2 → 4 → 3
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận