Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

  • A. Mọc thêm roi                         
  • B. Hình thành bào xác
  • C. Xâm nhập qua da                 
  • D. Hình thành lông bơi

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

  • A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
  • B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
  • C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
  • D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng?

  • A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.
  • B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.
  • C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp
  • D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.

Câu 4: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

  • A. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.
  • B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.
  • C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
  • D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.

Câu 5: Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?

  • A. 7
  • B. 8
  • C. 9
  • D. 10

Câu 6: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?

  • A. Tăng ga
  • B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô
  • C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe
  • D. Cả A và B đều được

Câu 7: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:

  • A. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. 
  • B. Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Hải Vương tinh. 
  • C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh. 
  • D. Hải Vương tinh. Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh,Thủy tinh.

Câu 8: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

  • A. Nấm đùi gà                
  • B. Nấm kim châm
  • C. Nấm thông                 
  • D. Đông trùng hạ thảo

Câu 9: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?

  • A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
  • B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
  • C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
  • D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.

Câu 10: Đơn vị của trọng lực là gì?

  • A. Niuton (N)
  • B. Kilogam (Kg)
  • C. Lít (l)
  • D. Mét (m)

Câu 11: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  • A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
  • C. Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ Trái Đất.
  • D. Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 12: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

  • A. Dạ dày             
  • B. Phổi                 
  • C. Não                  
  • D. Ruột

Câu 13: Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất bao nhiêu thời gian?

  • A. 24 giờ
  • B. 27,32 giờ
  • C. 27,32 ngày
  • D. 27,32 năm

Câu 14: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

  • A. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.
  • B. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
  • C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.
  • D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

Câu 15: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng

  • A. từ Tây sang Đông
  • B. từ Đông sang Tây
  • C. từ Nam sang Bắc
  • D. từ Bắc sang Nam

Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?

  • A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.
  • B. Người đạp xe khum lưng khi đi.
  • C. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.
  • D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không thể truyền từ nơi này đến nơi khác.
  • B. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.
  • C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật.
  • D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.

Câu 18: Địa y được hình thành như thế nào?

  • A. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng
  • B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo
  • C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn
  • D. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật

Câu 19: Sao chổi là

  • A. vệ tinh
  • B. hành tinh
  • C. ngôi sao
  • D. tiểu hành tinh

Câu 20: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Lực căng của dây chính là lực đàn hổi.
  • B. Lực đàn hồi có thể là lực kéo hoặc lực nén.
  • C. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 21: Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã

  • A. tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động
  • B. truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động
  • C. không cần dùng lực để làm xe chuyển động
  • D. Cả A và B

Câu 22: Các biện pháp nào sau đây tiết kiệm năng lượng?

  • A. Sử dụng điện, nước hợp lí
  • B. Tiết kiệm nhiên liệu
  • C. Ưu tiên dùng các nguồn năng lượng tái tạo
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 23: Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

(1) Ước lượng độ lớn của lực.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Chọn lực kế thích hợp.

(4) Đọc và ghi kết quả đo.

(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

  • A. (1), (2), (3), (4), (5).
  • B. (1), (2), (3), (5), (4).
  • C. (1), (3), (2), (5), (4).
  • D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 24: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?

  • A. năng lượng thủy triều
  • B. năng lượng nước
  • C. năng lượng mặt trời
  • D. năng lượng gió

Câu 25: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

  • A. Quả                  
  • B. Hoa                  
  • C. Noãn                
  • D. Rễ

Câu 26: Vì sao phải tiết kiệm năng lượng?

  • A. để tiết kiệm chi phí
  • B. bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo
  • C. góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 27: Động vật có xương sống bao gồm:

  • A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
  • B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
  • C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
  • D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 28: Dạng năng lượng nào được dự trữ trong thức ăn, nhiên liệu, pin,…?

  • A. Hóa năng
  • B. Nhiệt năng
  • C. Thế năng hấp dẫn
  • D. Thế năng đàn hồi

Câu 29: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  • A. Hai thanh nam châm hút nhau.
  • B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.
  • C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
  • D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.

Câu 30: Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A. Mặt Trời.
  • B. Nước.
  • C. Gió.
  • D. Dầu.

Câu 31: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

  • A. Vì chúng có hệ mạch                     
  • B. Vì chúng có hạt nằm trong quả
  • C. Vì chúng sống trên cạn                  
  • D. Vì chúng có rễ thật

Câu 32: Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo:

  • A. than, xăng
  • B. Mặt Trời, khí tự nhiên.
  • C. Mặt Trời, gió.
  • D. dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 33: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

  • A. Bệnh ung thư ở người                    
  • B. Hiệu ứng nhà kính
  • C. Biến đổi khí hậu                             
  • D. Tuyệt chủng động, thực vật

Câu 34: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:

  • A. không thay đổi
  • B. bằng không
  • C. tăng dần
  • D. giảm dần

Câu 35: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

  • A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống
  • B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức
  • C. Động vật giúp con người bảo về mùa màng
  • D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây

Câu 36: Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình:

  • A. chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
  • B. chuyển hóa từ vật này sang vật khác
  • C. Cả A và B
  • D. Chỉ A

Câu 37: Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?

  • A. Cầm bút viết bài
  • B. Chơi nhảy dây
  • C. Bế em bé
  • D. Đọc một trang sách

Câu 38: Vì sao nên sử dụng bóng đèn LED?

  • A. Thời gian sử dụng lâu
  • B. tiêu tụ năng lượng điện ít
  • C. hiệu quả thắp sáng cao
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 39: Trong quá trình thắp sáng một que diêm đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

  • A. Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng
  • B. Hóa năng chuyển hóa thành quang năng
  • C. Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng
  • D. Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng và cơ năng.

Câu 40: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A. (1), (2), (3)                 
  • B. (2), (3), (5)                 
  • C. (1), (3), (4)                 
  • D. (2), (4), (5)

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo