Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài bài 53: Mặt Trăng

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 bài 53: Mặt Trăng - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?

  • A. Khoảng nửa tháng.
  • B. Khoảng 1 tháng.
  • C. Khoảng 2 tháng.
  • D. Khoảng 3 tháng.

Câu 2: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

  • A. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • B. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
  • D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 3: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

  • A. 3 tuần.
  • B. 1 tuần.
  • C. 4 tuần.
  • D. 2 tuần.

Câu 4:  Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:

  • A. Khoảng hai tuần
  • B. Khoảng ba tuần.
  • C. Khoảng 1 tuần.
  • D. Khoảng 1 tháng.

Câu 5: Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là:

  • A. Khoảng hai tuần.
  • B. Khoảng ba tuần.
  • C. Khoảng 1 tuần.
  • D. Khoảng 1 tháng.

Câu 6: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
  • C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
  • D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

Câu 7: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
  • C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
  • D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

Câu 8: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

  • A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
  • C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • D. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó

Câu 9: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

 [KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài bài 53: Mặt Trăng
  • A. Trăng khuyết đầu tháng.
  • B. Trăng khuyết cuối tháng.
  • C. Trăng lưỡi liềm.
  • D. Trăng bán nguyệt.

Câu 10: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

 [KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài bài 53: Mặt Trăng

  • A. Trăng khuyết đầu tháng.
  • B. Trăng khuyết cuối tháng.
  • C. Trăng bán nguyệt đầu tháng.
  • D. Trăng bán nguyệt cuối tháng.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.
  • B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
  • C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 12: Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:

  • A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
  • C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.
  • D. Cả B và C.

Câu 13: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?

  • A. Vì Mặt Trăng hình khối cầu.
  • B. Vì Mặt Trăng hình vuông.
  • C. Vì Mặt Trăng hình tròn.
  • D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó.

Câu 14: Chọn đáp án đúng?

  • A. Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác.
  • B. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.
  • C. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
  • D. Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.

Câu 15: Chọn đáp án đúng?

  • A. Mặt Trăng là một vệ tinh của Mặt Trời.                
  • B. Mặt Trăng là một hành tinh của Trái Đất.
  • C. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất.                 
  • D. Mặt Trăng là một ngôi sao.

Hình vẽ mô tả hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng tương ứng với vị trí ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó.

 [KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài bài 53: Mặt Trăng

Câu 16: Trăng bán nguyệt tương ứng với vị trí số mấy trên hình vẽ?

  • A. 2 và 6.
  • B. 4 và 8.
  • C. 1 và 5.
  • D. 3 và 7.

Câu 17: Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

  • A. 3 và 7.
  • B. 1 và 5.
  • C. 5.
  • D. 1.

Câu 18: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng âm lịch. Hãy xác định hình ảnh dưới đây lần lượt ứng với khoảng ngày nào của tháng âm lịch?

 [KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài bài 53: Mặt Trăng

  • A. Ngày 23 và 24.
  • B. Ngày 23 và 27.
  • C. Ngày 20 và 27.
  • D. Ngày 26 và 27.

Câu 19: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng âm lịch. Hãy xác định hình ảnh dưới đây lần lượt ứng với khoảng ngày nào của tháng âm lịch?

 [KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài bài 53: Mặt Trăng

  • A. Ngày 4 và ngày 8.
  • B. Ngày 19 và ngày 8.
  • C. Ngày 4 và ngày 27.
  • D. Ngày 23 và ngày 27.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều