Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên bài 43 trọng lượng lực hấp dẫn sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

  • A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng.
  • B. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
  • C. Cành cây đung đưa trước gió.
  • D. Em bé đang đi xe đạp.

Câu 2: Đơn vị trọng lượng là gì?

  • A. N    
  • B. N/m3
  • C. N.m2    
  • D. N.m 

Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
  • B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
  • C. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 4: Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là:

  • A. Lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.
  • B. Khối lượng của quyển sách.
  • C. Lượng chất chứa trong quyển sách.
  • D. Cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sác

Câu 5: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào dưới đây?

  • A. Hòn đá trên mặt đất 
  • B. Mặt Trăng
  • C. Mặt Trời
  • D. Trái Đất

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

  • A. Một vật được thả thì rơi xuống.
  • B. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn.
  • C. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.  
  • D. Một vật được ném thì bay lên cao.

Câu 7: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

  • A. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
  • B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.
  • C. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.
  • D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.

Câu 8: Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:

  • A. Lực đẩy của tay
  • B. Sức đẩy của không khí
  • C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó. 
  • D. Một lí do khác

Câu 9: Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

  • A. Khối nhôm 
  • B. Khối sắt
  • C. Khối đồng
  • D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Câu 10: Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?

  • A. 300N
  • B. 305N 
  • C. 503N
  • D. 500N

Câu 11: Một vật có khối lượng 500g, trọng lượng của nó là:

  • A. 5000N
  • B. 50N
  • C. 500N
  • D. 5N

Câu 12: Đơn vị của trọng lực là gì?

  • A. Kilogam (Kg)
  • B. Niuton (N)
  • C. Lít (l)
  • D. Mét (m)

Câu 13: Nhận xét nào sau đây sai về khối lượng?

  • A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó. 
  • B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
  • C.  Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.
  • D. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. 

Câu 14: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

  • A. P = m
  • B. P = 10 m
  • C. P = 0,1 m
  • D. m = 10 P

Câu 15: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

  • A. Bằng trọng lượng của quyển sách.
  • B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
  • C. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách
  • D. Bằng 0.

Câu 16: Thả một thùng phi từ đỉnh một con dốc ta thấy thùng phi lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của:

  • A. Trọng lực 
  • B. Phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phi
  • C. Lực ma sát giữa thùng phi với mặt dốc
  • D. Sức đẩy của gió

Câu 17: Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?

  • A. Đồng
  • B. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau
  • C. Sắt
  • D. Nhôm

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

  • A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
  • C. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • D. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Câu 19: Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?

  • A. Trái Đất
  • B. Mặt Trời
  • C. Người đứng trên mặt đất
  • D. Mặt Trăng

Câu 20: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

  • A. Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được.
  • B. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
  • C. Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.
  • D. Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều