[KNTT] Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 bài 5: Đo chiều dài
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên bài bài 5: Đo chiều dài sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
A. Mét (m)
- B. Kilômét (km)
- C. Centimét (cm)
- D. Đềximét (dm)
Câu 2: Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.
- B. Giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.
- C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được.
- D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
Câu 3: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:
- A. Thước dây
- B. Thước kẻ
- C. Thước kẹp
D. Thước cuộn
Câu 4: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước
(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A. (2), (1), (5), (3), (4)
- B. (3), (2), (1). (4), (5)
- C. (2), (1), (3), (4), (5)
- D. (2), (3), (1), (5), (4)
Câu 5: Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?
- A. Thước thẳng, thước dây, thước đo độ
B. Thước kẹp, thước cuộn, thước dây
- C. Compa, thước mét, thước đo độ
- D. Thước kẹp, thước thẳng, compa
Câu 6: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
- A. 1 m3 = 100 L
B. 1mL = 1 cm3
- C. 1 dm3 = 0,1 m3
- D. 1 dm3 = 1000 mm3
Câu 7: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ:
- A. Bình chia độ
- B. Bình chia độ, bình tràn
- C. Bình chứa
D. Cả B và C
Câu 8: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
- A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.
- B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
- C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
D. Độ lớn nhất ghi trên thước.
Câu 9: Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?
- A. Bình tràn
B. Bình chia độ
- C. Bình chứa
- D. Cả 3 bình trên đều được
Câu 10: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
- A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.
- B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
- C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.
D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 11: Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?
- A. Thước đo độ
B. Thước kẹp, thước cuộn, thước dây
- C. Compa
- D. Thước kẹp, compa
Câu 12: Để đo chiều dài của cánh cửa nhà ở, người ta thường sử dụng:
- A. Thước dây, thước kẻ
- B. Thước kẻ, thước kẹp
- C. Thước cuộn, thước dây
D. Thước cuộn
Câu 13: Chọn đáp án sai?
A. 1 m3 = 100 L
- B. 1mL = 1 cm3
- C. 1 dm3 = 0,001 m3
- D. 1 dm3 = 1000 000 mm3
Câu 14: Bộ ba dụng cụ gồm bình chia độ, bình tràn và bình chứa dùng để làm gì ? Chọn đáp án đúng.
A. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ
- B. Để đo thể tích của vật rắn thấm nước
- C. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và bỏ lọt bình chia độ
- D. Để đo thể tích của vật rắn thấm nước và không bỏ lọt bình chia độ
Câu 15: Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước là :
- A. Độ chia lớn nhất của một thước.
B. Độ chia nhỏ nhất của một thước
- C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước có thể không bằng nhau.
- D. Cả A và B
Câu 16: Chọn đáp án đúng nhất
A. Thước dây dùng để đo theo hình dạng vật
- B. Thước kẻ dùng để đo chiều dài phòng học
- C. Thước cuộn dùng để đo đường kịnh của các vật
- D. Cả B và C
Câu 17 : Người ta thường không sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài của vật :
- A. Thước kẹp
- B.Thước cuộn
- C.Thước dây
D. Thước mét
Câu 18: Để đo đường kính của vật, người ta thường dùng:
A. Thước kẹp
- B. Thước cuộn
- C. Thước dây
- D.Thước kẻ
Câu 19: Người ta thường dùng thước dây để đo :
- A. Đường kính vật
- B. Đo hình dạng vật
- C. Chiều dài vật
D.Cả B và C
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận