Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 44: Lực ma sát

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên bài 44 lực ma sát sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

  • A. Lò xo bị nén
  • B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
  • C. Xe đạp đi trên đường
  • D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 2: Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

  • A. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật
  • B. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật
  • C. Đổi hướng của lực
  • D. Không gây ra tác dụng gì

Câu 3: Thả một thùng phi từ đỉnh một con dốc ta thấy thùng phi lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của:

  • A. Phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phi
  • B. Sức đẩy của gió
  • C. Lực ma sát giữa thùng phi với mặt dốc
  • D. Trọng lực

Câu 4: Chọn câu sai. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm:

  • A. Là hai lực cân bằng
  • B. Cùng chiều
  • C. Có cường độ bằng nhau
  • D. Cùng phương

Câu 5: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

  • A. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
  • B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
  • C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
  • D. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.

Câu 6: Một vật có khối lượng 500g, trọng lượng của nó là:

  • A. 5N
  • B. 500N
  • C. 50N
  • D. 5000N

Câu 7: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

  • A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe. 
  • B. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó. 
  • C. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.
  • D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

  • A. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.
  • B. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
  • C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.
  • D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Câu 9: Điền vào chỗ trống của các câu sau: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực………………….. trọng lượng của vật.

  • A. Lớn hơn
  • B. Xấp xỉ
  • C. Bằng
  • D. Nhỏ hơn

Câu 10: Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:

Cách 1: Lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

Cách 2: Kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Trong 2 cách trên cách nào lực ma sát lớn hơn làm bạn Lan tốn nhiều sức để đưa vật lên hơn?

  • A. Kéo vật
  • B. Lăn vật
  • C. Cả 2 cách như nhau
  • D. Không so sánh được

Câu 11: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì:

  • A. không chịu tác dụng của lực nào. 
  • B. chỉ chịu lực nâng của sàn.
  • C. chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
  • D.  chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.  

Câu 12: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để

  • A. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.
  • B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • D. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

Câu 13: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?

  • A. Tăng ga
  • B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô
  • C. Cả A và B đều được
  • D. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe

Câu 14: Có bốn cặp lực sau đây: a) Lực tay người đang kéo gàu nước lên và trọng lượng của gàu nước;  b) Trọng lượng của quả cam trên một đĩa cân Rô-béc-van và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng; c) Lực của tay người lực sĩ đang nâng quả tạ lên cao và trọng lực của quả tạ; d) Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phấn. Hỏi cặp lực nào là cặp lực cân bằng:

  • A. d
  • B. c và d 
  • C. b,c và d  
  • D. a và b  

Câu 15: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
  • B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
  • C. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.
  • D. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
  • A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.
  • B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
  • C. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
  • D. Con người đi lại được trên mặt đất.

Câu 17: Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?

  • A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác
  • B. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác
  • C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
  • D. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.

Câu 18: Nhận định nào dưới đây sai? Một vật chuyển động trên đường thẳng. Khi đó:

  • A. Trọng lượng của vật không thay đổi
  • B.  Khối lượng của vật không thay đổi
  • C. Trọng lực của vật luôn thay đổi
  • D. Trọng lực của vật không thay đổi

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

  • A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
  • B. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
  • C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
  • D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Câu 20: Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
  • A. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh 
  • B. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng
  • C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng
  • D. Xe đạp đang xuống dốc

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều