[KNTT] Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1. Lịch vực nào không thuộc về Khoa học tự nhiên?
- A. Vật lí học.
B. Lịch sử loài người.
- C. Hóa học và Sinh học.
- D. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?
- A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
- C. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
- D. Nghiên cứu về luật đi đường.
Câu 3. Vật nào sau đây là vật không sống?
- A. Quả cà chua ở trên cây
- B. Con mèo
C. Than củi
- D. Vi khuẩn
Câu 4. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
- A. Hóa học
- B. Sinh học
C. Vật lí
- D. Thiên văn học
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống?
- A. Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế
- B. Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người
- C. Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu.
D. Cả 3 đáp án trên,
Câu 6. Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào?
- A. Hóa học
B. Vật lí học
- C. Sinh học
- D. Hóa học và sinh học
Câu 7. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?
- A. Các hiện tượng tự nhiên
- B. Các tính chất của tự nhiên
- C. Các quy luật tự nhiên
D. Tất cả các ý trên
Câu 8. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
- A. Vật lí học
- B. Khoa học Trái Đất
- C. Thiên văn học
D. Tâm lí học
Câu 9. Vật nào sau đây là vật sống?
- A. Con robot
B. Con gà
- C. Lọ hoa
- D. Trái Đất
Câu 10. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- A. Thả diều
- B. Cho mèo ăn hàng ngày
- C. Lấy đất trồng cây
D. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm
Câu 11. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh.
- B. Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao.
- C. Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời.
- D. Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động.
Câu 12. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- A. Nghiên cứu hệ thống quạt nước cho đầm nuôi tôm.
B. Nghiên cứu trang phục của các nước.
- C. Nghiên cứu xử lí rác thải bảo vệ môi trường.
- D. Nghiên cứu cách khắc chữ lên thủy tinh.
Câu 13. Những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên là gì?
- A. Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- B. Phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.
- C. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc sống con người no đủ.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14. Đâu không phải là tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên?
A. Phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.
- B. Phá hủy sinh cảnh tự nhiên, nhiều loài sinh vật biến mất và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- C. Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí
- D. Phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm sức khỏe con người
Câu 15. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- A. Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính.
B. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm.
- C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát.
- D. Vận hành nhà máy thuỷ điện để sản xuất điện
Câu 16. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm.
- B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới.
- C. Lấy mẫu đất để phân loại đất trồng.
D. Sản xuất phân bón hoá học.
Câu 17. Nếu không có những phát minh của Khoa học và công nghệ này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
- A. Nền kinh tế nghèo nàn, đời sống con người cực khổ…
- B. Nền giáo dục kém phát triển, nhiều người mù chữ, …
- C. Máy móc thô sơ, phụ thuộc nhiều vào sức lao động của động vật và con người,…
D. Tất cả các ý trên
Câu 18. Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử hay không?
- A. lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử
B. lỗi của những người đã sử dụng phát minh của các nhà vật lí vào mục đích chế tạo ra vũ khí nguyên tử và sử dụng nó.
- C. Cả câu A và B đều đúng
- D. Cả câu A và B đều sai
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận