5 phút giải Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trang 17

5 phút giải Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trang 17. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. ĐO CHIỀU DÀI

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

I. ĐƠN VỊ ĐỘ DÀI

Câu hỏi: Trong thực tế, để đo các độ dài sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào?

a) Độ cao cửa sổ trong phòng học.

b) Độ sâu của một hồ bơi.

c) Chu vi của quả cam.

d) Độ dày của cuốn sách.

e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế.

II. DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI

Câu hỏi: Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 5.2

Câu hỏi: Dùng loại thước đo thích hợp nào trong hình 5.1 để đo các độ dài sau đây?

a) Bước chân của em.

b) Chu vi của miệng cốc.

c) Độ cao cửa ra vào của lớp học.

d) Đường kính trong miệng cốc.

e) Đường kính ngoài của ống nhựa

III. CÁCH ĐO CHIỀU DÀI

Câu hỏi: Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?

Câu hỏi: Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong hình 5.3. Em hãy phân tích và nêu nhận xét về cách đặt thước và mặt đất của bạn. Hãy chỉ ra các lỗi (nếu có) trong phép đo này.

IV. VẬN DỤNG CÁCH ĐO CHIỀU DÀI VÀO ĐO THỂ TÍCH

PHẦN 2. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

I. ĐƠN VỊ ĐỘ DÀI

Đáp án CH: 

a) Đơn vị: mét, xentimét.

b) Đơn vị: mét.

c) Đơn vị: xentimét

d) Đơn vị: xentimét, milimét

e) Đơn vị: kilômét.

II. DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI

Đáp án CH: 

a) GHĐ: 100cm; ĐCNN: 0,5 cm.

b) GHĐ: 10cm; ĐCNN: 0,5 cm.

c) GHĐ: 10 cm; ĐCNN: 1mm.

Đáp án CH: 

a) Thước thẳng.

b) Thước dây.

c) Thước cuộn.

d) Thước kẹp.

e) Thước thẳng, thước kẹp.

III. CÁCH ĐO CHIỀU DÀI

Đáp án CH: Vì để chọn thước đo thích hợp với độ dài cần đo.

Đáp án CH: 

Cách đặt thước và đặt mắt của bạn không đúng. 

Cần đặt thước dọc theo chiều dài chiếc lá, từ cuống lá đến ngọn lá, vạch số 0 của thước ngang với cuống lá và mắt phải nhìn vuông góc với vạch chia của thước.

Các lỗi trong phép đo này là: lỗi đặt thước, lỗi mắt nhìn vạch chia của thước.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức, giải Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trang 17, giải Khoa học tự nhiên 6 KNTT trang 17

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo