Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị … .
- A. Biến dạng.
- B. Thay đổi chuyển động.
C. Biến dạng và thay đổi chuyển động.
- D. Dừng lại.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không thể truyền từ nơi này đến nơi khác.
B. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.
- C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật.
- D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.
Câu 3: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
- A. Vì chúng có hệ mạch
B. Vì chúng có hạt nằm trong quả
- C. Vì chúng sống trên cạn
- D. Vì chúng có rễ thật
Câu 4: Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?
- A. Năng lượng của đinh.
- B. Năng lượng của gỗ.
- C. Năng lượng của búa.
D. Năng lượng của tay người.
Câu 5: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc
- B. Rừng ôn đới
- C. Rừng mưa nhiệt đới
- D. Đài nguyên
Câu 6: Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo?
- A. Mặt Trời.
- B. Nước.
- C. Gió.
D. Dầu.
Câu 7: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
- A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa
- B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa
- D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức
Câu 8: Dạng năng lượng nào được lan truyền từ một nguồn âm như dây đàn, mặt trống rung động,…?
- A. Hóa năng
- B. Nhiệt năng
- C. Động năng
D. Năng lượng âm
Câu 9: Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
- A. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời
- B. Chong chóng
- C. Pin Mặt Trời
D. Cả 3 phương án trên
Câu 10: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
- A. Ruồi, chim bồ câu, ếch
- B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột
- D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 11: Dạng năng lượng nào tỏa ra từ bếp lửa, que diêm đang cháy,…?
- A. Hóa năng
B. Nhiệt năng
- C. Động năng
- D. Cơ năng
Câu 12: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
- A. Đốt rừng làm nương rẫy
- B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
C. Trồng cây gây rừng
- D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp
Câu 13: Hành động nào sau đây làm lãng phí điện năng?
A. Tan học không tắt đèn, quạt trong phòng học.
- B. Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh khi có nhu cầu.
- C. Khi đi xem ti vi tắt đèn ở bàn học tập.
- D. Cả ba hành động trên.
Câu 14: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
- A. Lên men bánh, bia, rượu…
- B. Cung cấp thức ăn
- C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 15: Nhóm các loài chim có ích là?
A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi
- B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh
- C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng
- D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công
Câu 16: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
- A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
- B. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.
- C. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
D. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.
Câu 17: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
- A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
- B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
- D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 18: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?
A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
- B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
- C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.
- D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
- A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
- B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
- A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.
- B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
- C. Con người đi lại được trên mặt đất.
D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
Câu 21: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 22: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Lực của lực sĩ cử tạ tác dụng lên quả tạ, đưa quả tạ lên cao là một … .
- A. Lực kéo
B. Lực nâng
- C. Lực đẩy
- D. Lực nén
Câu 23: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
- A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
- D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 24: Lò xo thường được làm bằng những chất nào?
A. Thép
- B. Chì
- C. Nhôm
- D. Cả 3 loại trên
Câu 25: Giữa hai lần không Trăng liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
- A. 2 tuần
B. 3 tuần
- C. 4 tuần
- D. 1 tuần
Câu 26: Người ta biểu diễn lực bằng
- A. Đường thẳng
B. Mũi tên
- C. Tia
- D. Đoạn thẳng
Câu 27: Chọn phát biểu sai?
- A. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật.
- B. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc.
C. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.
- D. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 28: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
- A. Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được.
- B. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
C. Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn
- D. Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.
Câu 29: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng?
- A. Quạt điện
- B. Máy bơm nước
- C. Máy khoan
D. Bếp điện
Câu 30: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
- A. Trùng roi
B. Tảo
- C. Trùng giày
- D. Trùng biến hình
Câu 31: Chọn phát biểu đúng?
A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
- B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
- C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
- D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.
Câu 32: Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?
A. Quả bóng đá bay đập vào tường nảy lại.
- B. Tờ giấy bị kéo cắt đôi.
- C. Cục phấn rơi từ trên cao xuống vỡ thành nhiều mảnh.
- D. Cái lò xo bị kéo dãn không về được hình dạng ban đầu.
Câu 33: Vì sao trong quá trình chơi xích đu, ta thường xuyên phải đẩy vào xích đu mới lên được độ cao như ban đầu?
- A. Vì năng lượng tự mất đi trong quá trình xích đu chuyển động.
B. Vì một phần năng lượng bàn đầu chuyển thành nhiệt năng trong quá trình xích đu chuyển động.
- C. Vì lực tác dụng lên xích đu trong quá trình chuyển động bị biến mất.
- D. Vì năng lượng luôn tự mất đi và không tự sinh ra.
Câu 34: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?
A. Lực kế
- B. Tốc kế
- C. Nhiệt kế
- D. Cân
Câu 35: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?
- A. Tăng ga
- B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô
C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe
- D. Cả A và B đều được
Câu 36: Trong quá trình quả bóng rơi, sự chuyển hóa năng lượng tuân theo định luật nào?
- A. Định luật bảo toàn động năng
B. Định luật bảo toàn năng lượng
- C. Định luật bảo toàn thế năng
- D. Định luật bảo toàn nhiệt năng
Câu 37: Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là?
- A. Đơn vị đo của thể tích.
B. Đơn vị đo của độ dài.
- C. Đơn vị đo của khối lượng.
- D. Đơn vị đo của lực.
Câu 38: Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?
- A. Đồng
- B. Nhôm
- C. Sắt
D. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau
Câu 39: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:
A. không thay đổi
- B. bằng không
- C. tăng dần
- D. giảm dần
Câu 40: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?
- A. 2 cm
- B. 3 cm
C. 4 cm
- D. 1 cm
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận