Trắc nghiệm Khoa học 5 Kết nối bài 5: Sự biến đổi hóa học của chất (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức bài 5: Sự biến đổi hóa học của chất (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tờ giấy trong trường hợp nào có sự biến đổi hóa học?
A. Đốt cháy.
- B. Xé làm nhiều mảnh nhỏ.
- C. Gập đôi.
- D. Viết chữ lên.
Câu 2: Cho một ít đường vào bát sứ, đặt bát sứ lên kiềng sắt có lưới tản nhiệt và đốt nến. Hiện tượng gì xảy ra với đường trong bát?
A. Màu của đường bị thay đổi.
- B. Đường chảy ra thành nước.
- C. Đường bay hơi hết.
- D. Không có hiện tượng gì.
Câu 3: Người ta nhận ra sự biến đổi hóa học nhờ vào
- A. sự giữ nguyên tính chất của các chất.
- B. sự hòa tan các chất.
- C. sự phân bố đều vào nhau.
D. sự thay đổi tính chất của chất.
Câu 4: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là gì?
- A. Sự biến đổi vật lí.
B. Sự biến đổi hóa học.
- C. Sự tạo thành dung dịch.
- D. Sự tạo thành hỗn hợp.
Câu 5: Sự thay đổi màu sắc, mùi, vị, tính tan,…của chất là sự thay đổi
A. tính chất của chất.
- B. cấu trúc của chất.
- C. ứng dụng của chất.
- D. nguyên liệu của chất.
Câu 6: Đâu không phải là sự biến đổi hóa học?
- A. Đinh sắt bị gỉ.
- B. Giấy bị cháy.
C. Nước bay hơi.
- D. Gạo nấu thành cơm.
Câu 7: Người ta thường làm gì để ngăn ngừa sự biến đổi hóa học của các vật làm bằng sắt?
- A. Hơ qua lửa trước khi sử dụng.
B. Sơn phủ.
- C. Ngâm nước trước khi sử dụng.
- D. Để ở ngoài trời.
Câu 8: Để chống gỉ đinh sắt, người ta thường làm gì?
A. Sơn hoặc bôi dầu mỡ lên đinh sắt.
- B. Dùng hết đinh sắt khi sử dụng.
- C. Ngâm đinh sắt trong muối.
- D. Rắc bột lên đinh sắt.
Câu 9: Chất hay dụng cụ nào sau đây có thể tham gia vào sự biến đổi hóa học của chất?
- A. Bút chì.
B. Đường.
- C. Cát.
- D. Bóng đèn.
Câu 10: Khi cho bột nở vào giấm ăn sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Xuất hiện bọt khí.
- B. Nóng lên.
- C. Bột nở cứng lại.
- D. Giấm ăn có vị ngọt.
Bình luận