Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mùn được hình thành từ đâu?

  • A. Xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
  • B. Điều kiện hình thành đất.
  • C. Do việc xới đất và vun đất.
  • D. Quá trình bón phân và phân hủy xác động vật.

Câu 2: Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát và quản lí vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam?

  • A. Bộ Y tế.
  • B. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • C. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • D. Bộ Quốc phòng.

Câu 3: Nguyên nhân nào không dẫn đến việc lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều?

  • A. Sự gia tăng dân số.
  • B. Công nghiệp phát triển.
  • C. Hệ thống quản lí rác thải không hiệu quả.
  • D. Xây dựng khu vực xử lí chất thải ở khu công nghiệp.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây không làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?

  • A. Ủ rơm rạ.
  • B. Ủ rau củ dưới đất.
  • C. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây trồng.
  • D. Bón phân hữu cơ cho đất.

Câu 5: Nước biển mặn vì

  • A. có muối.
  • B. có cát.
  • C. có tạp chất.
  • D. có hải sản.

Câu 6: Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?

  • A. Muối và hạt tiêu sau khi trộn đều.
  • B. Muối và đường sau khi trộn đều.
  • C. Muối và vừng sau khi trộn đều.
  • D. Đường và nước mắm đã khuấy đều.

Câu 7: Bình ô-xi được dùng trong y tế để hỗ trợ bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Tại sao người ta có thể nạp khí ô-xi vào bình chứa?

  • A. Ở nhiệt độ rất thấp, khí ô-xi chuyển thành dạng lỏng và được nạp vào bình chứa.
  • B. Ở nhiệt độ rất cao, khí ô-xi chuyển thành dạng lỏng và được nạp vào bình chứa.
  • C. Ở nhiệt độ rất thấp, khí ô-xi chuyển thành dạng rắn và được nạp vào bình chứa.
  • D. Ở nhiệt độ rất cao, khí ô-xi chuyển thành dạng rắn và được nạp vào bình chứa.

Câu 8: Sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng là gì?

  • A. Rắn sang lỏng.
  • B. Lỏng sang khí.
  • C. Lỏng sang rắn.
  • D. Rắn sang khí.

Câu 9: Trường hợp nào dưới đây có sự biến đổi hóa học?

  • A. Bổ cây gỗ ra thành củi.
  • B. Cắt tờ giấy màu thành những bông hoa.
  • C. Kem bị chảy thành nước.
  • D. Đun đường thành ca-ra-men.

Câu 10: Cho một ít đường vào bát sứ, đặt bát sứ lên kiềng sắt có lưới tản nhiệt và đốt nến. Hiện tượng gì xảy ra với đường trong bát?

  • A. Màu của đường bị thay đổi.
  • B. Đường chảy ra thành nước.
  • C. Đường bay hơi hết.
  • D. Không có hiện tượng gì.

Câu 11: Để uống nước, con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước. Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chiếm khoảng không gian không xác định.
  • B. Chiếm toàn bộ không gian bên trong vật chứa.
  • C. Chiếm không gian xác định.
  • D. Có thể biến đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.

Câu 12: Ruộng bậc thang có các mặt ruộng nhỏ có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi trường đất?

  • A. Tăng các thành phần có lợi trong đất.
  • B. Gia tăng năng suất cây trồng.
  • C. Giữ được bùn, nước và chất dinh dưỡng cho đất.
  • D. Giúp cho cây đứng vững.

Câu 13: Khi thắp nến, ta thấy ánh sáng tỏa ra vì ngọn nến đã cung cấp năng lượng cho việc

  • A. phát sáng và tỏa nhiệt.
  • B. phát sáng.
  • C. tỏa nhiệt.
  • D. chuyển động và phát sáng.

Câu 14: Nguồn năng lượng từ đâu có thể làm cho bóng đèn phát sáng?

  • A. Nguồn điện.
  • B. Xăng, dầu.
  • C. Chất đốt.
  • D. Nước chảy.

Câu 15: Động vật đẻ con nào dưới đây chỉ đẻ mỗi lứa một con?

  • A. Hươu cao cổ.
  • B. Chuột.
  • C. Chó.
  • D. Khỉ.

Câu 16: Con vật nào sau đây có sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể?

  • A. Cá.
  • B. Chó.
  • C. Mèo.
  • D. Bò.

Câu 17: Khi trồng cây mía người ta có thể trồng từ bộ phận nào của cây?

  • A. Thân.
  • B. Hạt.
  • C. Rễ.
  • D. Lá.

Câu 18: Sắp xếp các hình phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây khoai tây bắt đầu từ thân (thân củ).

TRẮC NGHIỆM

  • A. a – c – b – d.
  • B. d – b – a – c.
  • C. b – d – c – a.
  • D. c – a – b – d.

Câu 19: Vì sao khi trồng dưa lưới, người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhụy của hoa cái?

  • A. Giúp tăng hiệu suất thụ phấn và giúp quả dưa phát triển đồng đều hơn.
  • B. Giúp tăng hiệu suất thụ phấn và giúp cây có nhiều quả hơn.
  • C. Giúp tăng nguồn dinh dưỡng cho cây.
  • D. Giúp quả dưa có hình dạng đẹp hơn.

Câu 20: Hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm gì?

  • A. Màu sắc sặc sỡ, đài hoa, cánh hoa lớn.
  • B. Màu sắc đơn giản, đài hoa, cánh hoa nhỏ hoặc không có.
  • C. Màu sắc sặc sỡ, không có đài hoa, cánh hoa lớn.
  • D. Màu sắc sặc sỡ, mật ngọt và mùi hương hấp dẫn.

Câu 21: Pin có cấu tạo gồm

  • A. cực điện cao thế.
  • B. cực dương và cực âm.
  • C. cực nối dây điện và cực nối bóng đèn.
  • D. cực nam và cực bắc.

Câu 22: Năng lượng hạt nhân có ưu điểm gì so với các nguồn năng lượng chất đốt khác?

  • A. Mức độ nguy hiểm thấp.
  • B. Phát thải khí nhà kính thấp.
  • C. Không gây ô nhiễm môi trường.
  • D. Chi phí thấp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác