Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hoạt động nào dưới đây giúp làm thay đổi chất dinh dưỡng, làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?
- A. Vun xới đất.
- B. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây.
C. Bón phân.
- D. Tạo rãnh thoát nước.
Câu 2: Đất thịt phù hợp để trồng loại cây nào dưới đây?
- A. Lúa.
B. Rau.
- C. Phi lao.
- D. Cà phê.
Câu 3: Sạt lở đất, làm mất đất ở và đất trồng là tác hại của
A. xói mòn đất.
- B. ô nhiễm đất.
- C. mất nguồn nước.
- D. khói bụi từ xe cộ.
Câu 4: Tùy thuộc vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất thành các loại đất khác nhau. Hình ảnh dưới đây là loại đất nào?
- A. Đất cát.
- B. Đất thịt.
C. Đất sét.
- D. Đất phù sa.
Câu 5: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?
- A. Xây bờ kè.
- B. Trồng thảm cỏ.
- C. Phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
D. Trồng cây gây rừng.
Câu 6: Người dân ở vùng ven biển làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển?
- A. Đun nóng dung dịch nước biển.
B. Phơi nước biển trên các cánh đồng muối.
- C. Trộn đều dung dịch nước biển và muối.
- D. Chưng cất nước biển.
Câu 7: Thực hiện thí nghiệm tách muối ra khỏi dung dịch muối không cần chuẩn bị dụng cụ gì sau đây?
- A. Muối ăn.
- B. Cốc nến.
- C. Kiềng sắt.
D. Đường trắng.
Câu 8: Khi đốt nến trong bát sứ, nến đã biến đổi từ trạng thái nào?
A. Rắn sang lỏng.
- B. Rắn sang khí.
- C. Lỏng sang rắn.
- D. Lỏng sang khí.
Câu 9: Biến đổi chất gì đã xảy ra khi lớp váng mỡ màu trắng đục khi nồi nước phở chuyển từ nóng sang nguội?
- A. Lỏng sang khí.
- B. Rắn sang lỏng.
C. Lỏng sang rắn.
- D. Khí sang rắn.
Câu 10: Đâu không phải là sự biến đổi hóa học?
- A. Đinh sắt bị gỉ.
- B. Giấy bị cháy.
C. Nước bay hơi.
- D. Gạo nấu thành cơm.
Câu 11: Biến đổi nào đã xảy ra trong hình sau?
A. Củi cháy thành than.
- B. Củi bị vỡ.
- C. Củi nóng lên.
- D. Củi bị bốc mùi.
Câu 12: Hỗn hợp nào dưới đây không thể tan?
- A. Muối và nước.
- B. Mì chính và nước.
- C. Đường và nước.
D. Tinh bột gạo và nước.
Câu 13: Đâu không phải là nguyên nhân gây xói mòn đất?
- A. Mưa lớn kéo dài.
- B. Chặt phá rừng.
- C. Địa hình dốc.
D. Làm ruộng bậc thang.
Câu 14: Năng lượng Mặt Trời được sử dụng để
A. sản xuất muối biển.
- B. điều khiển thuyền buồm, dù lượn.
- C. làm quay bánh xe đưa nước lên cao.
- D. làm thuyền bè trôi trên sông.
Câu 15: Năng lượng từ đâu làm chín thức ăn, đun sôi nước uống?
A. Củi, than, năng lượng từ lửa.
- B. Thức ăn.
- C. Năng lượng từ Mặt Trời.
- D. Năng lượng từ dầu mỏ.
Câu 16: Con vật nào sau đây có sự thụ tinh xảy ra bên trong cơ thể?
- A. Cá.
- B. Ếch.
C. Mèo.
- D. Tôm.
Câu 17: Động vật đẻ con nào dưới đây đẻ con thường đẻ mỗi lứa nhiều con?
- A. Nai.
- B. Hươu cao cổ.
C. Sư tử.
- D. Cá heo.
Câu 18: Cây nào dưới đây có cây con mọc lên từ lá của cây mẹ?
- A. Cây khoai tây.
- B. Cây cà chua.
C. Cây bỏng.
- D. Cây lan bạch chí.
Câu 19: Có hai vườn nhãn, một vườn nuôi ong và một vườn không nuôi ong. Vì sao vườn nuôi ong có năng suất cao hơn (quả nhiều hơn), thu nhập cao hơn vườn không nuôi ong?
- A. Vì chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn vào cây ở vườn không nuôi ong, khiến lá cây phát triển mạnh mẽ nên quả nhãn không đạt năng suất.
- B. Vì vườn nuôi ong có xác ong nên đất có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
C. Vì ong lấy mật hoa sẽ thụ phấn cho hoa giúp tạo quả nhiều hơn, ong còn tạo mật nên sẽ có thu nhập cao hơn vườn không nuôi ong.
- D. Vì trong con ong có chất dinh dưỡng giúp cây nhãn phát triển và đạt năng suất cao.
Câu 20: Đâu không là chức năng của hoa?
- A. Tạo quả.
- B. Trang trí.
- C. Tạo hạt.
D. Lấy chất dinh dưỡng từ đất.
Câu 21: Vì sao bóng đèn trong hình không sáng?
A. Chưa đóng công tắc.
- B. Chưa nối dây điện.
- C. Chưa gắn pin vào mạch.
- D. Dây điện đứt.
Câu 22: Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- A. Yên Bái.
- B. Lào Cai.
- C. Ninh Bình.
D. Quảng Ninh.
Bình luận