Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong thí nghiệm đun ống nghiệm chứa đất trên ngọn lửa đèn cồn, ta quan sát thấy những giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?
- A. Khoáng chất.
- B. Mùn.
- C. Không khí.
D. Nước.
Câu 2: Vì sao cây có thể đứng vững, không bị đổ?
A. Vì rễ cây bám vào lòng đất.
- B. Vì các chất trong đất cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- C. Vì không khí trong đất giúp rễ cây phát triển.
- D. Vì thân cây có khả năng chịu lực lớn.
Câu 3: Loại đất nào phù hợp để trồng phi lao?
- A. Đất phù sa.
B. Đất cát.
- C. Đất thịt.
- D. Đất sét.
Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây không phải hậu quả của ô nhiễm đất?
- A. Suy thoái đất.
- B. Suy giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
C. Làm thay đổi thành phần của đất.
- D. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Câu 5: Ở Việt Nam, xói mòn đất do gió thường xảy ra ở một số dải đất cát ở đâu?
A. Ven biển miền Trung.
- B. Vịnh Bắc Bộ.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Tây Nguyên.
Câu 6: Hỗn hợp là sự kết hợp từ hai hay nhiều chất phân biệt nhau về
A. tính chất.
- B. khối lượng.
- C. hình dạng.
- D. màu sắc.
Câu 7: Các chất: muối ăn, nhôm, thủy tinh tồn tại ở trạng thái nào?
A. Trạng thái rắn.
- B. Trạng thái lỏng.
- C. Trạng thái khí.
- D. Không xác định.
Câu 8: Bao bì nào dưới đây phù hợp chứa 1 lít nước?
- A. Bao bì dạng túi chứa 500 ml.
B. Bao bì dạng hộp chứa 1000 ml.
- C. Bao bì dạng túi chứa 100 ml.
- D. Bao bì dạng hộp chứa 500 ml.
Câu 9: Chất hay dụng cụ nào sau đây có thể tham gia vào sự biến đổi hóa học của chất?
- A. Bút chì.
B. Đường.
- C. Cát.
- D. Bóng đèn.
Câu 10: Khi cho bột nở vào giấm ăn sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Xuất hiện bọt khí.
- B. Nóng lên.
- C. Bột nở cứng lại.
- D. Giấm ăn có vị ngọt.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây là hỗn hợp?
A. Muối, gia vị và vừng.
- B. Nước và muối sau khi khuấy.
- C. Đường và nước sau khi khuấy.
- D. Nước sau khi thả viên C sủi.
Câu 12: Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
- A. Nước mắm ngâm ớt.
- B. Trà hoa cúc.
C. Nước pha mật ong.
- D. Cát và nước sau khi khuấy.
Câu 13: Khi đạp xe, em cảm thấy mệt. Năng lượng dùng để đạp xe được lấy từ đâu?
- A. Hoạt động thắp sáng.
- B. Gió.
C. Lương thực, thực phẩm.
- D. Phương tiện giao thông.
Câu 14: Trong cuộc sống hàng ngày, con người không sử dụng năng lượng vào mục đích nào sau đây?
- A. Thắp sáng.
- B. Đun nấu.
- C. Chạy các máy móc trong sản xuất.
D. Thiết kế đường cao tốc.
Câu 15: Động vật nào sinh sản bằng việc đẻ trứng?
- A. Chó.
- B. Cá heo.
- C. Thỏ.
D. Châu chấu.
Câu 16: Hình ảnh dưới đây là giai đoạn nào trong quá trình sinh sản của bò?
- A. Cơ quan sinh dục của bò cái tạo ra trứng.
B. Phôi phát triển thành thai.
- C. Hợp tử phát triển thành phôi.
- D. Trứng được thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử.
Câu 17: Hạt thường gồm bộ phận nào?
A. Vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- B. Vỏ hạt, nhân, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- C. Chồi, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- D. Phôi, chất dinh dưỡng dự trữ..
Câu 18: Các giai đoạn phát triển chính của cây mọc lên từ hạt gồm
- A. nảy mầm, cây con, ra hoa, tạo quả.
- B. nảy mầm, nảy chồi, cây trưởng thành.
- C. cây con, cây trưởng thành.
D. nảy mầm, cây con, cây trưởng thành.
Câu 19: Thụ phấn xảy ra khi nào?
A. Khi đầu nhụy nhận được hạt phấn.
- B. Khi đầu nhụy rụng.
- C. Khi bầu nhụy phát triển thành quả.
- D. Khi hợp tử phát triển thành phôi.
Câu 20: Sau khi hoa được thụ phấn, sự thụ tinh xảy ra và hình thành
A. hợp tử.
- B. phôi.
- C. hạt.
- D. quả.
Câu 21: Ngoài việc sử dụng pin để cung cấp mạch điện thắp sáng đơn giản, người ta còn thường dùng dụng cụ nào để làm nguồn điện?
A. Ắc quy.
- B. Công tắc.
- C. Cầu dao.
- D. Ổ điện.
Câu 22: Hệ thống nào được sử dụng để chuyển đổi năng lượng nước chảy thành điện năng?
A. Thủy lực.
- B. Pin năng lượng mặt trời.
- C. Tua-bin.
- D. Bánh xe nước.
Câu 23: Vì sao khi thuyền buồm đi ngược chiều gió, người ta phải hạ buồm xuống?
- A. Để tiết kiệm nguồn năng lượng gió và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- B. Để dễ dàng chuyển hướng của thuyền.
- C. Để giữ thăng bằng cho thuyền.
D. Vì nếu không hạ buồm xuống sẽ tạo ra áp lực gió, khiến thuyền di chuyển chậm hơn.
Câu 24: Đâu không phải lí do để năng lượng nước chảy được coi là nguồn năng lượng tái tạo?
- A. Thân thiện với môi trường.
- B. Có thể tái tạo.
- C. Không bao giờ cạn kiệt.
D. Là nguồn năng lượng ổn định.
Câu 25: Mặt trời phát ra năng lượng dưới dạng gì?
- A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng.
- C. Âm thanh.
- D. Gió.
Bình luận