Trắc nghiệm Khoa học 5 Kết nối bài 1: Thành phần và vai trò của đất với cây trồng
Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 1: Thành phần và vai trò của đất với cây trồng Khoa học 5 kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thành phần nào có nhiều nhất trong đất?
- A. Nước.
- B. Không khí.
C. Chất khoáng.
- D. Mùn và một số thành phần khác.
Câu 2: Mùn được hình thành từ đâu?
A. Xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
- B. Điều kiện hình thành đất.
- C. Do việc xới đất và vun đất.
- D. Quá trình bón phân và phân hủy xác động vật.
Câu 3: Đất được hình thành
A. do đá bị phá vỡ sau một quá trình lâu dài dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
- B. do xác động vật và thực vật phân hủy dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
- C. do sự phân tách của các ngọn núi lửa và đại dương dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
- D. do sự hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên như nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
Câu 4: Vai trò của đất đối với cây trồng là gì?
- A. Kéo dài thời gian cho cây trồng sống và phát triển.
B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sống và phát triển.
- C. Tạo điều kiện ngăn chặn cỏ dại phát triển.
- D. Tăng cường năng suất trong nông nghiệp.
Câu 5: Đất phù sa phổ biến ở vùng nào dưới đây?
- A. Tây Nguyên.
- B. Tây Bắc Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6: Loại đất nào phù hợp để trồng phi lao?
- A. Đất phù sa.
B. Đất cát.
- C. Đất thịt.
- D. Đất sét.
Câu 7: Bộ phận nào của cây lấy chất dinh dưỡng, nước, không khí từ đất?
A. Rễ cây.
- B. Lá cây.
- C. Thân cây.
- D. Quả.
Câu 8: Đất thịt phù hợp để trồng loại cây nào dưới đây?
- A. Lúa.
B. Rau.
- C. Phi lao.
- D. Cà phê.
Câu 9: Vì sao cây có thể đứng vững, không bị đổ?
A. Vì rễ cây bám vào lòng đất.
- B. Vì các chất trong đất cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- C. Vì không khí trong đất giúp rễ cây phát triển.
- D. Vì thân cây có khả năng chịu lực lớn.
Câu 10: Tác dụng của việc làm tơi đất là gì?
A. Thay đổi thành phần không khí trong đất.
- B. Thay đổi các chất dinh dưỡng có trong đất.
- C. Bổ sung nước cho đất.
- D. Tăng mùn cho đất.
Câu 11: Hoạt động nào dưới đây giúp làm thay đổi chất dinh dưỡng, làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?
- A. Vun xới đất.
- B. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây.
C. Bón phân.
- D. Tạo rãnh thoát nước.
Câu 12: Hoạt động diễn ra trong hình dưới đây làm thay đổi thành phần nào của đất?
- A. Mùn.
- B. Nước.
- C. Chất khoáng.
D. Không khí.
Câu 13: Hoạt động nào dưới đây không làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?
- A. Ủ rơm rạ.
- B. Ủ rau củ dưới đất.
C. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây trồng.
- D. Bón phân hữu cơ cho đất.
Câu 14: Trong thí nghiệm thả đất vào cốc nước, ta quan sát thấy xuất hiện những bọt khí nổi lên. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?
A. Không khí.
- B. Nước.
- C. Mùn.
- D. Khoáng chất.
Câu 15: Trong thí nghiệm đun ống nghiệm chứa đất trên ngọn lửa đèn cồn, ta quan sát thấy những giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?
- A. Khoáng chất.
- B. Mùn.
- C. Không khí.
D. Nước.
Bình luận