Trắc nghiệm Khoa học 5 Kết nối bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường Khoa học 5 kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong tự nhiên được con người sử dụng để làm gì?
- A. Để bảo vệ đa dạng sinh học.
- B. Để bảo vệ môi trường sống.
- C. Để con người sống hòa hợp với thiên nhiên.
D. Để đáp ứng nhu cầu sống và phát triển.
Câu 2: Sinh vật nào có thể sử dụng được sản phẩm của sự phân hủy?
- A. Thực vật.
- B. Động vật.
C. Vi sinh vật.
- D. Con người.
Câu 3: Tài nguyên thiên nhiên có ở đâu?
- A. Trên rừng.
- B. Dưới biển.
C. Có sẵn trong tự nhiên.
- D. Trong nhà máy.
Câu 4: Các chất thải trong môi trường được phân hủy nhờ đâu?
- A. Chất đốt.
- B. Chất mùn.
- C. Không khí và nước.
D. Vi khuẩn và nấm có trong môi trường.
Câu 5: Nếu khai thác, sử dụng quá mức, tài nguyên thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Bị cạn kiệt và gây ảnh hưởng đến môi trường.
- B. Bị phân hủy và gây ảnh hưởng đến môi trường.
- C. Bị đốt cháy và gây ảnh hưởng đến môi trường.
- D. Được tái tạo và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 6: Môi trường bao gồm những gì?
A. Ánh sáng, không khí, nhiệt độ, đất, nước, động vật, thực vật,…
- B. Động vật và thực vật.
- C. Không khí, nước, thức ăn, chân không,…
- D. Con người và các yếu tố của môi trường.
Câu 7: Vì sao phân của động vật sau khi thải ra môi trường sẽ dần mất đi theo thời gian?
A. Vì bị phân hủy trong đất.
- B. Vì được thực vật sử dụng.
- C. Vì phân động vật biến thành khí thải.
- D. Vì đất được sản sinh ra nhiều hơn.
Câu 8: Vì sao một số vùng ven biển nước ta lại trồng rừng ngập mặn?
- A. Để bảo vệ con người khỏi mưa, gió bão, sét đánh,…
- B. Để tránh thú dữ.
- C. Để tránh lũ.
D. Để chắn sóng biển và bảo vệ bờ biển.
Câu 9: Hành động nào của con người tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học.
- B. Khai thác vàng trái phép gây sạt lở.
- C. Xả rác thải chưa xử lí xuống sông, hồ.
- D. Bật bình nóng lạnh cả ngày.
Câu 10: Loại rác thải phổ biến nào là loại gây hại cho môi trường nhất?
A. Rác thải nhựa.
- B. Xác động vật.
- C. Phân.
- D. Đồ ăn thừa.
Câu 11: Nếu môi trường không có chức năng chứa đựng chất thải, điều gì sẽ xảy ra với sinh vật và con người?
- A. Sinh vật và con người cần tốn nhiều thời gian hơn để tìm nguồn thức ăn.
- B. Cây cối phát triển mạnh mẽ, giúp cho sự sống trên Trái Đất được tiếp tục.
- C. Con người cần phải tự tìm giải pháp để xử lí chất thải.
D. Trái Đất bị bao phủ bởi phân và xác của sinh vật dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Câu 12: Đâu không phải vai trò của rừng đối với động vật, con người?
- A. Cung cấp thức ăn, nơi ở cho nhiều loài động vật, thực vật.
- B. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn.
- C. Cung cấp gỗ, dược liệu, thức ăn,…
D. Ngăn cản tia cực tím rơi xuống Trái Đất.
Câu 13: Đâu là cách bảo vệ môi trường nước?
A. Không vứt rác, xả chất thải xuống sông, hồ.
- B. Trồng cây che phủ rừng.
- C. Sử dụng năng lượng gió.
- D. Mở khu bảo tồn động vật hoang dã.
Câu 14: Việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản có thể dẫn đến hậu quả gì?
- A. Ô nhiễm môi trường nước ngọt.
B. Động vật mất nơi sống.
- C. Xói mòn, sạt lở đất.
- D. Ô nhiễm môi trường không khí.
Câu 15: Yếu tố nào rất cần thiết cho con người và sinh vật nhưng không nhìn thấy được?
- A. Gió.
B. Không khí.
- C. Mặt Trời.
- D. Mây.
Bình luận